CHƯƠNG 1: Kỉ niệm khó quên

2166 Words
Mấy ngày nay, tình hình dịch bệnh đang bắt đầu căng thẳng khắp thành phố, việc học của tôi cũng vì thế mà phải gián đoạn, tôi đã ở nhà được một tháng kể từ khi vừa nhận thông báo từ trường Đại học phải dời lịch học sang kì sau. Anh Cường và ba cũng nằm thảnh thơi ở nhà suốt tuần nay. Cả nhà đang phải rối rắm vì khoản tiền sinh hoạt sắp tới. Như thường lệ, cứ mỗi cuối tháng, anh hai tôi lại loay hoay với cuốn sổ sinh hoạt và chiếc bàn tính quen thuộc. Vò đầu rồi lại bức tóc, nhăn nhăn nhó nhó, rồi lật vội trang này sang trang kia, cái cảm giác “khó ở” của anh ấy luôn làm người khác lo lắng. Vì mỗi lần như thế chắc chắn sẽ lại kiếm tôi gây sự một trận: “Này, Na Vy tháng sau có đi học lại thì bớt mua mấy thứ linh tinh đi nhé, nhà chúng ta phải dùng luôn tiền tiết kiệm cả tháng nay rồi.” Đấy tôi nói có sai đâu, đang nằm sải dài trên ghế sofa đọc vài cuốn sách hay ho, nhâm nhi ly trà sữa thơm tho, một cảnh tượng tuyệt vời như thế lại bị lời “khó ở” từ anh hai phá tan: “Thật không thể im lặng nỗi mà, ngoài tiền học em không dùng gì linh tinh cả. Huống hồ từ bữa giờ, nhà mình cũng được ông chủ La cho đồ ăn với gạo rồi mà. Chi phí sinh hoạt cùng lắm chỉ hơn 4 triệu. Rốt cuộc anh đã chi vào khoảng gì rồi nên mới hết tiền tiết kiệm tháng này đúng không? Tháng nào anh cũng nhăn nhó như con gái tới tháng.” “Nói gì đó, ý mày đang nghi ngờ anh đấy à. Ôi cái con nhỏ này, hôm nay gan to.”Anh hai mặt đỏ bừng, mắt trợn tròn, nhướng cổ lên nói lớn. “Không chắc chắn thì lá gan em không to hơn anh đâu.” Miệng tôi nhếch mép cười tỏ vẻ nham hiểm, giọng bắt đầu nhỏ xuống một tông. “Em thừa biết, anh đem tiền đó cho con “gấu mèo” của anh. Ba mà biết anh dùng hết tiền tiết kiệm cho cô ta mượn, sẽ cạo trọc đầu anh . Xem anh còn dám ra oai với em không.” “Làm sao mày biết được, nói phét tao cắt bớt tiền tiêu vặt.” Gương mặt anh hai đanh lại, mồ hôi toát ra. Tôi đứng phắt dậy tính dọa cho anh hai một phen cú chót cho ra hồn, đột nhiên bên ngoài có tiếng gõ cửa: “Cốc…cốc…” Cuộc tranh đấu giữa tôi với anh hai tạm trì hoãn, tôi bước ra mở cửa, thì ra đó là La Tân Thành con trai của ông chủ La. Anh ấy đang cầm một dĩa bánh su kem thật to đứng trước mặt tôi, như một thiên sứ hạ phàm. Ở khu phố này, Tân Thành được rất nhiều người quý mền, bởi vẻ ngoài rất lãng tử, cộng thêm tính nết lương thiện. Cứ thế mà cướp đi trái tím của biết bao cô gái. Chắc…cũng bao gồm cả tôi (cười thầm). “Quao! Thật là soái ca” “Em vừa nói gì đó?” Anh Tân Thành hỏi tôi. “À, em nói bánh su thật là ngon.” Hai má tôi tự nhiên nóng lên, cười ngượng ngùng đáp. “Hôm nay đích thân anh xuống bếp làm bánh cho em đó. Anh nhớ em từng nói rất thích bánh su kem đúng không?” Đúng là tôi từng nói rất thích bánh su kem, nhưng chỉ ở tiệm Oral bán thì tôi mới thích ăn thôi. Sự phấn khích trên gương mặt của anh ấy, khiến tôi không thể từ chối món quà này, dù trông nó chẳng được hấp dẫn cho lắm. Mọi người trong nhà đều biết, anh Thành không có một chút năng khiếu nào về nấu ăn, nhưng anh ấy lại từng ước mơ trở thành thợ làm bánh tài ba, hàng đầu thế giới. Nghe có vẻ viễn vông thật, tôi chỉ biết cười trừ, anh hai bảo tôi không nên dập tắt ước mơ của anh ấy, và tôi cũng nghĩ chỉ cần cố gắng hết sức, biết đâu sẽ có kì tích thì sao. Nhưng sự thật thì, kì tích đó vốn không xảy ra. Nhớ hồi nhỏ, có lần tôi phải nằm viện tận ba ngày vì chiếc bánh Ga-to tẩm đầy bột ngọt của anh ta. Vào đúng ngày sinh nhật năm 13 tuổi, anh Thành cũng rất hào hứng tự tay làm tặng tôi một chiếc bánh Ga-to hình con gấu heo. Đến giờ, tôi còn chẳng hiểu vì sao anh ấy lại chọn hình gấu heo để làm bánh. Lúc đó, tôi mừng rỡ đến nỗi nhảy chân sáo xung quanh nhà. Ba tôi với anh hai được một pha phì cười vì hành động ngớ ngẩn đó. Đây là lần đầu tiên trong suốt 13 năm tôi được ăn một chiếc bánh sinh nhật của chính mình. Vì nhà tôi chả dư giả gì, ba còn vất vã nuôi anh hai và tôi , nên không năm nào đủ tiền để mua nỗi chiếc bánh sinh nhật. Hai chúng tôi cũng chẳng dám đòi hỏi những thứ đắc đỏ đó. Dù gia cảnh khó khăn, nhưng ba tôi luôn nhớ rất rõ ngày sinh của chúng tôi. Mỗi năm cứ đến đúng ngày, ba lại mua một hộp bánh choco pie, làm bánh sinh nhật làm quà. Sau màn hát bài Happy birthday quen thuộc, tôi thổi nến phù…phù , vui vẻ cắt chiếc bánh Ga-to thơm ngon ra, cắn một miếng thiệt là to. Thử tưởng tượng xem, một lớp kem đang tan chảy từ từ ngay trong khoan miệng , bánh bông lan mới ra lò phồng xốp và mịn màn như kẹo bông mây, hương vị thơm béo của sữa tươi , tất cả như đang đánh thức vị giác đang ngủ quên suốt bấy lâu. Nhưng bánh này có chút kì kì. Một phút, hai phút rồi ba phút trôi qua, cơ thể tôi có nhiều dấu hiệu lạ lẫm. Gương mặt bắt đầu biến sắc, cổ tôi như có ai đang bóp nghẹn. Lát sau, tôi lăn đùng ra đất hồi nào không hay. “Na Vy, tỉnh dậy đi con.” Tôi nghe tiếng ba tôi gọi thất thanh, tiếng chân hớt hải của anh trai và Tân Thành chạy tới lay tôi dậy, rõ ràng cảm nhận rất rõ nhưng cơ thể tôi thì cứ nặng ì ra rồi ngất lịm. “Bác sĩ con tôi bị sao vậy bác sĩ?” Giọng nói ba run rẩy, gương mặt đầy sự lo lắng “Bác hãy bình tĩnh, hiện tại tình hình cô bé đã ổn định. May mà lần này cấp cứu kịp thời, nếu không đã xảy ra chuyện đáng tiếc rồi.” Bác sĩ nói. “Có phải con bé mắc phải bệnh nan y rồi không?” “Bác bình tĩnh đã, con gái bác chỉ bị dị ứng với bột ngọt mà thôi.” Tân Thành bất giác như có linh tính nào đó. Hoảng sợ rồi chạy một mạch ra phía cầu thang bệnh viện, móc chiếc điện thoại ra gọi ngay cho bà vú. Sau một hồi bắt tín hiệu, từ đầu dây bên kia, một giọng nói trầm hơi khàn khàn bắt máy: “Tôi nghe cậu chủ?” “Vú hả, hồi chiều vú giúp tôi dọn bếp, có thấy tôi sử dụng bột ngọt không?” “À... Cậu đợi tôi một chút, để tôi đi kiểm tra.” Bà Vú đi vào trong bếp, cầm từng chiếc hộp lên xem kỹ càng. Mắt bà leo nheo vì không nhìn rõ các nguyên liệu, bà thấy có một chiếc hộp rỗng mà bà đã để nó trên cao lúc dọn dẹp. Bà liền cầm máy lên và nói: “Alo, cậu chủ! Hôm nay cậu chủ sử dụng hết hộp bột ngọt rồi. Cậu chủ à, dùng bột ngọt nhiều trong món ăn không tốt cho sức khỏe đâu.” Vú chưa dứt câu thì Tân Thành đã cúp máy, vội vàng chạy đến phòng tôi. Hai tay áp sát nắm lấy cánh quần, bước chân chậm rãi và nặng nề bước lại gần giường bệnh. Lúc ấy, tôi cũng vừa tỉnh dậy, tôi còn tính hỏi tội anh ta vì đã làm tôi ra nông nỗi này. Nhưng thấy sự lo lắng quá đỗi thành thật trên gương mặt, đôi mắt buồn buồn rồi cứ rưng rưng như sắp khóc, nhìn thôi chỉ biết phì cười. Kỉ niệm năm ấy sâu sắc đến nỗi, tôi chẳng thể nào ăn thêm chiếc bánh Ga-to nào nữa, chỉ cần nhìn thôi đầu óc lại quay cuồng như ai ném banh vào đầu. Tôi cứ nhìn mãi mấy chiếc bánh su kem “xấu xí” kia rồi đấu tranh tư tưởng giữa ranh giới “sống” hay chuẩn bị “từ bỏ” món bánh yêu thích của bản thân. “Mày thừ người ra làm gì, không ăn bánh à. Bỏ đi thì tiếc lắm.” Anh hai vừa nói vừa lấy tay bốc liền hai, ba chiếc bánh thả vào miệng, nhai nhóp nhép cố ý cho tôi nghe. “U là chời… Sao hôm nay anh lại dám ăn đồ của Tân Thành làm vậy?” “Nó làm à?” Anh hai trợn tròn đôi mắt hỏi tôi. “Nhưng chắc tao sẽ ổn thôi.” “À ừm, em mong anh sẽ sống sót qua hôm nay.” “Mày trù ẻo anh mày đấy hả?” “Coi như em chưa nói gì đi.” Tôi thở dài không thèm để tâm anh hai nữa. “Nhưng...giờ bụng tao có chút không ổn rồi. Sao lúc nãy mày không cản tao lại.” Anh hai vừa nhăn nhó vừa ôm bụng nói. “Không phải chứ, anh vừa ăn mà.” “Nhưng trong đó bỏ cái gì vậy?” “Làm sao em biết được, nhưng chẳng phải anh luôn một lòng ủng hộ anh Thành sẽ theo nghề làm bánh thay vì kinh doanh như hiện tại sao? Xem nào, còn một, hai, ba, bốn….” “Mày lầm bầm cái gì vậy?” “Em đếm bánh cho anh chứ làm gì.” “Mày không lo cho tao, mà ngồi đó đếm bánh à!” “Chaaa! Còn tận mười cái nữa. Không phải em không lo, nhưng chẳng phải là do anh quá bất cẩn rồi sao. Mà em còn nhớ rất rõ, anh là người luôn ủng hộ anh Thành làm bánh, bây giờ anh được thưởng thức những chiếc bánh có một không hai từ một thợ làm bánh tài ba hàng đầu thế giới rồi, ahihi…” “Thôi! Tao không đôi co với mày nữa. Tao chịu hết nổi rồi, tao vô toilet đây, mau đi xuống xin thuốc cho anh mày nhanh lên.” Tôi nghĩ thầm, đúng là ông trời đang giúp mình rồi, phải nhân cơ hội này kết thúc trận giao chiến lúc nãy: “Hề hề, em sẽ xin thuốc nhưng với một điều kiện.” “Cái con ranh này, mày thấy anh lâm nạn mà còn cười rồi thừa cơ hội ra điều kiện.” “Vậy, nếu anh không đồng ý, thì anh tự xuống mà lấy. Em phải đi làm bài đây, không có thời gian đàm phán với anh đâu.” “Nè…nè…đợi đã, được rồi tao đồng ý, mày đi xin thuốc đi. Mông tao sắp nở hoa rồi.” “Được! Thứ nhất, anh không được cắt bớt tiền sinh hoạt. Thứ hai, không được hù dọa hay có bất kì động thái nào đe dọa đến chuyện học hành của em.” “Được, được, tưởng chuyện gì chứ cái đó đơn giản mà, mau mau đi lấy thuốc cho anh mày đi. Đừng đứng quài ở đó nữa.” Nghe giọng điệu khẩn khiết nài nỉ của anh tôi không nỡ đứng lì ở đó trêu chọc thêm nữa. Kể từ ngày đó, anh hai từ bỏ mọi ý nghĩ sẽ ủng hộ anh Thành theo đuổi ước mơ làm bánh của anh ấy. Tôi không rõ sau đó hai người họ đã nói gì với nhau, nhưng cả ngày hôm ấy Tân Thành cứ ngồi thẩn thờ nhìn đàn cá bơi lội ngoài vườn rồi thở dài. Một người học giỏi suốt 12 năm liên như anh ấy, có khi lại phải chấp nhận từ bỏ những điều vượt quá khả năng của mình.
Free reading for new users
Scan code to download app
Facebookexpand_more
  • author-avatar
    Writer
  • chap_listContents
  • likeADD