Chương II: Hoa Đồng Xứ Lạ

2454 Words
    “Thử nghiệm xuất sắc lắm Nhã Yên, không ngờ nốt bổng của hoa Ylang mà em giữ được tới tận tầng cuối. Em vẫn không ngừng làm tôi thấy bất ngờ đấy.”     “Hì, sếp quá khen em rồi. Chỉ là em xử lý lại Ylang rồi ngụy nó bên dưới những nốt ấm có cùng sắc thái như tiêu đỏ, gỗ trầm, chuối, cùng xạ hương trắng để được nâng đỡ ấy mà.”     “Với mẫu thử này thì em đủ sức tham gia vào bất kỳ nhà nào rồi đấy. Hay tôi phải nhanh chóng gọi em là créatrice của Fragonard nhỉ, kẻo bên khác dòm ngó mất.”     “Sếp à, anh lại tâng bốc em rồi, em biết mình còn nhiều thứ phải học hỏi lắm. Mà sếp cũng biết dự định từ đầu của em rồi mà nhỉ?”     André Dupont thần là trưởng phòng điều chế và kiểm định mùi hương của Fragonard, một trong những hãng nước hoa có tiếng và lâu đời nhất của Pháp, cũng không chèo kéo được cô gái cứng đầu đang đứng đó tâm đắc về thử nghiệm mới của mình.     Biết bao nhiêu nhà điều chế nước hoa trẻ phải cầu xin chết lên chết xuống để có một buổi phỏng vấn với ngài Dupont của nhà Fragonard nổi tiếng nhất xứ sở nước hoa này, vậy mà cô gái trong bộ váy di-găng tên Nhã Yên này lại từ chối cơ hội triệu năm có một đấy.     “Em có tinh thần phát triển nền công nghiệp mùi hương nước nhà là tốt, nhưng em không nghĩ một vài năm ở Fragonard, ở thành Grasse này có thể cho em bước khởi đầu tốt nhất sao?” ngài Dupont nhẹ giọng, gần như xuống nước nài nỉ Nhã Yên ở lại.     “Thưa, em có nghĩ thế ạ, nơi này đúng là mảnh đất vàng cho những nhà sáng chế trẻ như em. Nhưng so với đây, thì Việt Nam vẫn có nhiều tiềm năng cho em khai phá hơn. Sếp nhớ thì vài tháng em lại qua thăm, sẵn tiện học hỏi thêm từ sếp.”     Nhã Yên nghiêng đầu cười tủm tỉm, trêu ghẹo ngài Dupont lừng lẫy một cách hết sức thân thiết, khiến bao cái đầu trong văn phòng phải ngoái nhìn.     “Thôi cho tôi xin, một là cô ở lại, hai là cô mất lượt. Cô bày đủ trò thể nghiệm mà không trả công cho công ty sao được.”         “Vậy em đành phải về nước thôi,” Nhã Yên nhanh nhảu đáp trả, không quên kèm tặng cho ngài Dupont và cánh văn phòng đang xốn xang bên dưới một tràng cười hí hửng      Biết mình không thể chèo kéo Nhã Yên ở lại, ngài Dupont tiếc rẻ bỏ về văn phòng, không quên tặng cho cánh paparazzi nhiều chuyện bên kia một cái lườm ám muội. Mấy chị em trong văn phòng biết ý vội tản ra cả, ai nấy đều quay trở lại làm việc, xem như chưa có gì xảy ra cả.     Hôm nay là ngày cuối cùng của Dương Nhã Yên ở nhà điều chế nước hoa lâu đời nhất kinh đô mùi hương của Pháp. Cô vội vội vàng vàng thu gom vật dụng trên bàn làm việc của mình: những quyển ghi chép, tài liệu hóa học, các mẫu thử thất bại lẫn thành công, cả những mẫu còn đang điều chế dang dở; tất thảy được gói ghém gọn ghẽ vào chiếc balo máy ảnh Crumpler sờn cũ.      Và tất nhiên không thể thiếu mẫu thử nghiệm mới nhất mà cô đã trình bày với ngài Dupont mấy hôm. Cô đặt tên cho mẫu nước hoa mới này là La lune claire, nhãn Việt là Trăng tỏ, dựa trên cảm hứng từ sợi dây chuyền làm từ đá mặt trăng mà mẹ cô cho cô hồi trước khi sang Pháp. Đâu đã vào đó, cô đóng balo lại rồi móc vào tay kéo của chiếc vali to đùng chật ních những bộ cánh mà cô sưu tầm suốt năm năm ở Pháp.     Ngoái nhìn thật kỹ những đường nét của văn phòng này, từ những ô gạch cho đến những mái vòm, những tủ kính trưng bày sản phẩm danh giá của hãng, cho đến những gương mặt mà cô đã gắn bó trong suốt gần ba năm qua, Nhã Yên thầm chúc phúc cho những gì tốt đẹp sẽ đến với căn nhà này và những người đang miệt mài truy cầu vẻ đẹp của khứu giác.     “Giờ em ra bắt xe về Nice rồi ra sân bay luôn ạ, hy vọng một ngày nào đó sẽ lại được cộng tác với anh chị. Cảm ơn các anh chị đã giúp đỡ em suốt thời gian qua.” Nhã Yên giọng hồ hởi, kính cẩn chào tạm biệt các đàn anh đàn chị đi trước của Phòng Điều chế.     “Sao vội thế, giờ em nghĩ lại vẫn còn kịp đó, ngài Dupont rất muốn giữ em lại.”     Chị Lisse vội chạy tới nắm tay cô em gái nhỏ đã trợ giúp mình qua bao dự án, dúi cho Nhã Yên một nắm những hộp thiếc tí nị được làm khắc vân và đổ màu hoàn toàn thủ công. Chúng là những hộp nước hoa khô mà Nhã Yên cũng chị Lisse từng làm nhưng nay được khoác lên mình chiếc áo mới. Cầm món quà quý trên tay, Nhã Yên rưng rưng nói:     “Ôi Chúa, em cứ tưởng mình lạc chúng đâu mất, làm tiếc đến thối ruột luôn. Ra là chị giữ chúng lại.”      Sờ những lằn nhăn của những cái nhãn tên được viết nắn nót trên giấy vó và được bọc băng keo cẩn thận, Nhã Yên không khỏi xúc động.     “Thật ra là mất rồi đó, nhưng chị còn giữ công thức nên làm lại mẻ mới cho em. Không được mười phần nhưng ít nhất cũng cỡ bảy tám phần giống bản đầu tiên em làm rồi.”         Nhã Yên ôm chầm lấy chị Liss, thủ thỉ: “Cảm ơn chị, em sẽ giữ kỹ.” Sau màn ôm hôn của hai chị em thì lần lượt các anh chị khác trong phòng đều sấn đến bắt tay rồi chúc những lời động viên tích cực đến người em út sắp sửa bay một chuyến dài về lại quê hương. Nhã Yên cúi đầu, tổng chào lần nữa rồi từ tốn rời khỏi Fragonard. Ở trên tầng bốn của tòa nhà, ngài Dupont lặng lẽ nhìn cô rời đi mà lòng thấy bồi hồi, xuyến xao.                                                                                 ***     Từ thủ phủ Grasse đến Nice ngót nghét cũng khoảng một tiếng ngồi Uber. Cao tốc thông thoáng nên cô đến sân bay sớm hơn, còn dư chút đỉnh thời gian, Nhã Yên đánh chân vào cửa hàng miễn thuế mua một ít đồ ăn vặt. Tay xách nách mang lỉnh kỉnh đồ, lại thêm mắt mũi cứ chúi xuống điện thoại nên cô vô tình tông trúng một vị khách nam đang đi ngược chiều. Cú va chạm làm cô bật ngửa ra sau, ngay lúc đó từ ngăn dưới của chiếc balo phát ra những tiếng lẻng kẻng của các mảnh thủy tinh vụn cọ xát vào nhau.     Không lẽ… đừng nói rằng điều cô sợ nhất sắp sửa xảy ra. Nhã Yên vội vàng mở ngăn dưới cùng ra xem, miệng lẩm bẩm cầu trời đừng có chuyện gì xảy ra với chai nước hoa bảo bối của cô cả.     Nhưng chúa trời lần này không đứng về phía cô. Chai thủy tinh loại giòn mà cô tiếc tiền mua rẻ để chứa thứ mê dược màu trắng ngà - nước hoa nguyên mẫu của bộ sưu tập chín chai La Pleine Lune - vỡ tan tành. Toàn bộ chô nước hoa thấm hết cả vào balo, không gì còn cứu vãn được nữa. Nhìn món quà trân quý mà cô định để mẹ mình là người đầu tiên dùng thử đã thất thoát hết cả, không còn một giọt.     Đối phương va phải cô là một người đàn ông cao to, tóc ánh nâu thời thượng cùng làn da rám khỏe khoắn. Cứ nghĩ đối phương là người Pháp nên cô lập tức sổ một tràng tiếng Pháp.     "Vous faites casser toutes les bouteilles de parfums!"     “Désolé.”     Cú va chạm khiến hắn ta dánh rơi hộ chiếu, mở bung ra ngay trang thông tin.     Người Việt? Hắn là người Việt ư? Vừa nghe thấy thứ ngôn ngữ thân thuộc, Nhã Yên cao giọng, điên tiết sổ một tràng vào thẳng mặt người kia.     Ra là đồng hương à. Phen này bà chửi cho nát nước. Đã làm vỡ nước hoa của người ta mà chỉ vỏn vẹn xin lỗi kiểu nhát gừng cho qua chuyện thì Nhã Yên nhất định không tha thứ.     "Nè cái anh kia, đi đứng sao không ngó trước sau vậy hả? Mắt để dưới chân giày hay sao mà đi cứ ngắm đất hoài thế?”     Người kia vừa nghe điện thoại, vừa cau mày liếc nhìn một cô gái đồng hương đang chỉ trỏ, to tiếng với mình mà vẫn làm ngơ. Bởi trong lòng y giờ đang có nỗi căm phẫn khác nên chả buồn quan tâm hay đáp lại, chỉ lẳng lặng nói tiếng xin lỗi rồi bước đi. Nhã Yên thấy vậy thì tức tối chạy theo, níu balo của gã trai thô lỗ kia lại, nói:     “Này anh, không xin lỗi đã đành, cái này tôi có thể nhắm mắt du di cho qua được. Nhưng còn chỗ nước hoa này thì sao? Anh làm tôi té ngã hỏng hết cả các mẫu thử độc nhất nước hoa của tôi rồi đó!!!”     Nhã Yên hét lớn giữa khu check-in làm ai cũng ngoái nhìn. Cậu trai kia thấy vậy cũng có chút bối rối, tạm cúp cuộc điện thoại đang nói dở để quay sang xử lý cô gái to mồm kia.     “Chỉ dăm ba chai thủy tinh rẻ tiền, nắp nhựa giòn mà cứ rống lên như bị hỏng hàng xa xỉ không bằng. Chỗ đó bao nhiêu, tôi mua hết đền cô!”     “Đền? Xin lỗi, anh có tiền cũng không mua được đâu,” Nhã Yên tức tối gằn giọng xuống thấp.     “Không gì là không mua được bằng tiền,” cậu trai cũng ăn miếng trả miếng không kém. “Hoặc là bằng rất nhiều tiền. Cứ ra cái giá đi rồi cô sẽ được toại nguyện.”     Cảm thấy bị xúc phạm, Nhã Yên hừng hực hỏa khí, lập tức đáp trả: “Anh đừng nghĩ đồng tiền của anh cao sang lắm à? Anh có biết chỗ nước hoa anh vừa bể vì bị anh tông trúng kia có giá cỡ một gia tài không?”     Cậu trai kia không nói không rằng, móc từ ví tiền của mình hai tờ danh thiếp, kệch cỡm chìa ra cho Nhã Yên. Hắn nói:     “Đây là danh thiếp của cá nhân tôi, nhưng hiện tại tôi phải về Việt Nam. Hai tư giờ sau thì cô gọi đến số trợ lý trong tờ danh thiếp thứ hai này. Trợ lý của công ty tôi sẽ lo đủ tổn thất cho cô.”     “Tôi đây đếch cần!” Nhã Yên giận dữ hét vào mặt tên bất lịch sự kia. “Tôi cần anh lập tức xin lỗi và bồi thường chỗ nước hoa cho tôi chứ không phải tiền!”     Thấy cô cứ đần mặt ra tỏ vẻ khó hiểu, hắn liền thô bạo nắm lay tay Nhã Yên rồi dúi hai tờ danh thiếp vào lòng bàn tay nhỏ nhắn kia.     “Liên lạc với sau nhé, giờ tôi không có thời gian.”     Nói rồi hắn bỏ đi, để lại một mình Nhã Yên đứng ngây ra đó, mặt đỏ bừng bừng, tức đến  tóc tai dựng đứng cả lên, hệt như con mèo xù lông. Nãy giờ cũng thu hút kha khá sự chú ý, cô cũng không muốn bị dòm ngó, đàm tiếu thêm nữa, đành miễn cưỡng rời đi trong tức tưởi.     Nhìn lại hai tờ danh thiếp, cô căm phẫn cái tên được in nhiệt, cùng logo cây cam dập vân trên nền giấy Modigliani đặc trưng của nhà nước hoa D’Anaïs.     “Fabriz Cung. M. Tran, chuyên gia thiết kế của nhà D’Anaïs ư? Sao cô Lavigne lại có thể thuê một kẻ đến phép lịch sự tối thiểu còn không đảm bảo được cơ chứ?”     Liếc nhìn tờ danh thiếp thứ hai được in trên giấy bristol thông thường, cô chép miệng cười chua cay khi thấy danh thiếp của công ty Skinerie, một trong những gã khổng lồ của đế chế mỹ phẩm nội địa.     "Là thiếu gia họ Trần danh giá mà cư xử chả khác thằng lưu manh là bao." Nhã Yên lắc đầu ngao ngán.     Nhìn lại chiếc balo đầy mảnh vỡ thủy tinh đang kêu loảng choảng trong đó, Nhã Yên gắng gượng gạt khỏi tâm thức cảm giác đau buồn khôn xiết khi thành quả của cô suốt mấy năm trời ở Pháp đi tong cả. Vò nát hai tờ danh thiếp rồi vứt bừa vứt đại vào balo, Nhã Yên lũi bước trở ra cổng vào sân bay.     Chố nước hoa vừa vỡ kia là công sức của cô và một người bạn đã dày công nghiên cứu, sưu tầm nguyên liệu tứ xứ để làm nên một mẻ chín mùi mô phỏng lại sự chuyển động của một chu kỳ trăng, trong đó điểm nhấn của cả bộ là chai La Lune Claire (Trăng tỏ), cũng là chai mà cô quý nhât, nay cũng vỡ tan. Cố kiềm nén nước mắt, cô cay đắng trở về phòng lại phòng mình ở Grasse để xin gia hạn thêm một tháng để kịp điều chế bù chai nào hay chai nấy.     Ê chề nhất là đã xin nghỉ việc, nhà cũng trả rồi, phòng lab cũng bàn giao lại cho chủ, giờ mặt dày xin xỏ lại thì chẳng biết được không. Nếu không được, thì cô chẳng còn mặt mũi nào dám gặp người bạn kia.     Trong chuyến Uber trở lại Grasse, không ai ngoài người tài xế cho quá giang trông thấy một cô gái cứ ôm balo và đống miểng thủy tinh mà khóc lấy khóc để. Xung quanh cô, người đó cảm thấy hương thơm tỏa ra cũng ướm mùi bi sầu và mùi nước mắt.
Free reading for new users
Scan code to download app
Facebookexpand_more
  • author-avatar
    Writer
  • chap_listContents
  • likeADD