bc

Tôi yêu Linas

book_age12+
0
FOLLOW
1K
READ
tragedy
sweet
kicking
like
intro-logo
Blurb

Kilcuza là một cậu bé sáu tuổi đã được gia đình cưới cho một người vợ, nhưng người vợ này cảu cậu cũng chỉ được tám tuổi, hai đứa trẻ cứ thế mà là vợ chồng của nhau dưới sự sắp đặt được cho là bình thường đó. Người vợ của Kilcuza sẽ phải chịu rất nhiều bi kịch bất hạnh của người phụ nữ, thế nhưng cậu ta là một người thật sự tình cảm, bất chấp mọi định kiến mà bảo vệ vợ, thật sự xem đó là người vợ của mình.

chap-preview
Free preview
Chương 1: Đám cưới
Tôi là Kilcuza, hôm nay tôi tròn 6 tuổi. Hôm nay cha tôi và mẹ tôi đã gọi tôi dậy rất sớm, tôi không biết là mấy giờ, chỉ nhớ là sớm hơn mọi hôm, bên ngoài còn chưa có ánh nắng mặt trời chiếu qua khung cửa sổ, khung trời bên ngoài còn giống như buổi tối, tôi đặc biệt rất thích khung trời này, trời vào lúc rất sáng sớm, lúc còn chưa có ánh nắng. Họ nhẹ nhàng gọi tôi dậy, bế tôi đến phòng thay đồ, hai người cô giúp việc thay quần áo cho tôi, chải đầu cho tôi, họ vẫn luôn làm việc tỉ mỉ cho tôi dù cho việc chải đầu, nếu họ có lỡ chải đầu làm tôi đau phát khóc, gương mặt họ sẽ có nhiều phần hoảng loạn. Họ mặc cho tôi một bộ Dhoti, nó là một miếng vải hình chữ nhật dài từ 4 đến 5 mét, quấn quanh thắt lưng giống như chiếc váy. Kết hợp với đó là Kurta, loại áo dài hơn sơ mi với hai khe hai bên và Oagri hoặc Gandhi Ttopi. Trên đầu tôi được đội một chiếc mũ để tăng thêm phần long trọng. Khăn được may từ vải gấm quý có đính lông công, phía dưới được trang trí bằng đá quý với nhiều màu sắc. Tôi hỏi một cô giúp việc đang cẩn thận chải đầu cho tôi rằng: “Vì sao lại phải gắn nhiều đá quý như vậy.” Người đó trả lời lại với tôi rằng: “Thưa cậu, số lượng đá quý gắn trên khăn được quy định chặt chẽ để mang lại sự may mắn cho chú rể trong ngày cưới.” Họ chuẩn bị cho tôi rất lâu, tôi đã rất buồn ngủ, nhưng cũng thật may hôm nay tôi không cần phải đến trường, có thể ờ nhà mà không cần đến trường, tôi không thích đi học, nếu có thể đổi lấy thời gian ngồi ở đây cho mọi người tùy ý chỉnh sửa cái thân mình của tôi mà không cần đến trường, tôi sẽ đồng ý ngay mà không cần suy nghĩ, chỉ nghĩ đến khoảng thời gian ngồi trên lớp, tôi cảm thấy rất chán nản, tôi học không giỏi, thường xuyên bị điểm thấp, thứ làm tôi vui khi đến trường đó là được chơi cùng với mấy đứa bạn của tôi. Hình như đã được khoảng là chín giờ sáng. Phong tục cưới hỏi của người ở Ấn Độ thật có phần phức tạp. Đám cưới tại đây có thể kéo dài tới 5 ngày hoặc hơn. Từ khi đính hôn tới trước ngày cử hành hôn lễ chính thức của đám cưới, người Ấn có rất nhiều nghi lễ quan trọng. Lễ đầu tiên là Misri – lễ trao nhẫn diễn ra trong vài ngày trước đám cưới. Có bảy người phụ nữ đã có gia đình đến nhà tôi và vẽ những dấu hiệu của thần Ganesha bằng bột đỏ trong một chiếc bát bằng đá đựng đường. Sau đó, cô dâu chú rể và các thành viên trong gia đình sẽ cùng cầu nguyện và trao vòng hoa, người bạn mà ba mẹ tôi nói là vợ của tôi, người đó lớn hơn tôi hai tuổi, hôm nay chị ấy cũng ăn mặc thật trịnh trọng giống như tôi, nhưng thật ra là chị ấy ăn mặc có phần rườm rà phức tạp hơn tôi rất nhiều. Chị ấy mặc một bộ Sari, Sari là trang phục cưới của người Ấn Độ không chỉ được lựa chọn là trang phục cưới mà còn dùng trong các dịp lễ quan trọng. Một bộ sari màu đỏ tôn lên vẻ đẹp rực rỡ, sự nổi bật của chị ấy. Bởi vì người Ấn Độ quan niệm, sari đính đá càng nhiều thì cô dâu càng danh giá và được gả vào gia đình giàu có. Chính vì thế, thật dễ hiểu vì chiếc váy cưới của chị ấy lại được đính hàng ngàn viên đá và hạt kim sa khâu tay đến vậy. Váy cưới truyền thống của cô dâu Ấn khiến tôi phải trầm trồ khen ngợi bởi những đường chỉ may tỉ mỉ, trang trí bắt mắt, thu hút sự chú ý của mọi người. Với màu đỏ truyền thống cô dâu sẽ càng trở nên nổi bật, chú ý nhất chính là những họa tiết hoa văn mang đậm dấu ấn của bản sắc dân tộc. Thật ra, ngoài màu đỏ thì màu vàng cũng được khá nhiều phụ nữ Ấn chọn lựa làm váy cưới bởi đây cũng là biểu trưng cho sự giàu có. Chị ấy còn đeo nhiều loại trang sức khác nhau như vòng tay, khuyên mũi,....để mình trở nên nổi bật. Và một điều không thể thiếu đó chính là vẽ Henna trên tay. Tất cả những người phụ nữ trong gia đình cô dâu sẽ cùng nhau vẽ Henna lên tay, đây được xem là tập tục truyền thống của phụ nữ Ấn Độ trước khi về nhà chồng, chiếc nhẫn cưới bằng vàng trước sự chứng kiến của người làm lễ và mọi thành viên tham dự. Gia đình tôi trao cho cô dâu một giỏ hoa quả rồi cô dâu sẽ lấy hoa quả trong đó thả vào chiếc bát đường. Đây là việc tượng trưng cho sự đính ước hôn nhân với cuộc sống ngọt ngào sau này. Nghi lễ tiếp theo là Mehendi diễn ra vào ngày trước đám cưới trong một buổi trà chiều của phụ nữ. Trong lễ này, cô dâu được vẽ henna lên cơ thể, thể hiện sự phụ thuộc của người phụ nữ đối với người đàn ông là chồng mình từ nay về sau. Vào ngày cưới là lễ Haldi, cô dâu sẽ được được tắm rửa sạch sẽ bằng nước từ củ nghệ. Khi tôi đến phải bước chân phải nhẹ nhàng vào nhà rồi rửa chân bằng sữa tươi và nước. Hôn lê chính thức bắt đầu bằng việc tôi trao quà cho bố vợ để ông dẫn cô dâu ra trao vào tay chú rể. Cuối cùng, chị ấy sẽ nhặt gạo và ném và ngọn lửa để được chính thức công nhận quan hệ vợ chồng. Chị ấy đi vòng quanh ngọn lửa này 4 lần, sờ vào một hòn đá sau mỗi vòng để thể hiện sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn sau này của hai vợ chồng. Vạt áo sari của chị ấy sẽ được buộc vào khăn của tôi, họ làm thêm một vài nghi lễ nữa trước khi chuyển sang phần hội họp mừng tiệc. Đây là lúc tất cả các thành viên cùng nhảy, múa hát vui vẻ trong tiếng nhạc của ngày lễ trọng đại. Nhiều người thừa nhận rằng: “Hôn nhân sắp đặt” thuận tiện hơn nhiều so với việc đi tìm “người đàn ông hoàn hảo”. Họ tin rằng cha mẹ sẽ đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho con cái của mình.

editor-pick
Dreame-Editor's pick

bc

Hoa Hồng Và Quái Vật

read
1.4K
bc

Cô Vợ Lo Xa Của Doãn Tổng

read
22.4K
bc

Nợ Em Ngàn Lời Xin Lỗi

read
1K
bc

Cứ ngỡ chỉ là gặp gỡ

read
1.4K
bc

Sugar Baby Của Tổng Tài

read
7.2K
bc

Mùa hoa gạo nở

read
1K
bc

Khẽ chạm vào anh

read
3.1K

Scan code to download app

download_iosApp Store
google icon
Google Play
Facebook