Chap2 : Dưới Đáy Giếng.

4881 Words
Anh của anh Huấn chết vì ngã xuống con lạch trong làng. Con lạch đó trước đây cũng có một đứa trẻ con bị chết do chơi nghich với bạn rồi ngã xuống, bố mẹ đi làm nên không phát hiện được, chỉ đến khi về nhà không thấy con đâu mới cuống cuồng đi mò sông thì tìm được thi thể của con mình. Anh trai anh Huấn cũng chết ngay ở đoạn lạch đó. Cả người cả xe máy đều rơi xuống nước, cả nhà anh Huấn đều biết anh cả không uống rượu, nên dân làng đồn say rượu đi xe ngã xuống lạch chết thì chỉ có người dân là tin, còn gia đình anh Huấn không tin điều đó. Khi xác anh trai anh Huấn được đưa lên bờ cả thân người cứng đơ, người vớt xác nói đầu anh ta ( so về tuổi thì tôi phải gọi là chú ) cắm sâu xuống bùn, hai chân hướng thẳng lên trên, cứ như người ta cầm cả cái xác cắm xuống vậy. Mắt, mũi, mồm, lỗ tai của anh trai anh Huấn bị bùn dưới lạch lấp kín. Lúc đưa lên bùn còn đóng đặc quánh bên trong những bộ phận trên khuôn mặt. Không nhờ chiếc xe thì cũng chẳng ai biết đó là con trai cả của bà Hoài.   Nghĩ là bị đứa trẻ chết dưới lạch bắt đi nên bà Hoài mới thuê thầy về cúng kiếng, ai dè ông thầy cũng bỏ của chạy lấy người. Câu chuyện Trùng Tang vẫn chưa được ai bàn tán, cho đến khi hai năm sau, cũng vào ngày 10/7, cậu con trai thứ hai của bà Hoài tự dưng treo cổ chết trong phòng, nguyên do vì đâu cũng chẳng ai biết. Hai người anh của anh Huấn đều đã lấy vợ, nhưng chỉ duy nhất ông anh cả là có con, người còn lại có vợ nhưng cưới đâu độ được 3 tháng thì treo cổ chết. Anh ta treo cổ chết ngay trong phòng mà người vợ cả đêm không hay biết gì, sáng hôm sau tỉnh dậy sờ ngang không thấy chồng đâu, dụi mắt nhìn quanh thì chị vợ hoảng hồn khi chồng mình đã treo cổ chết từ bao giờ. Đáng sợ hơn anh ta treo cổ ngay giữa cái xà nhà giữa giường ngủ của hai vợ chồng, đôi bàn chân tím ngắt, lạnh cóng của anh ta đong đưa trước mặt người vợ, gương mặt đã chuyển màu thâm đen với cái lưỡi lè ra đỏ lòm khiến chị vợ chỉ kịp hét lên một tiếng thất thanh rồi ngất xỉu. Đến lúc này, người ta mới lục lại cái chết của người con trai cả, và khi họ nhớ ra rằng cách đây 2 năm cũng vào ngày 10/7 âm lịch….Cậu lớn nhà bà Hoài đã chết, 2 năm sau cũng chính ngày 10/7 âm lịch cái chết của cậu hai bắt đầu dấy lên một câu chuyện ma quỷ trong cái gia đình mà những người đàn ông đều phải chết này. Người đời gọi đó là Trùng Tang, người trước chết đi vẫn còn mang Nghiệp chưa trả hết, không được làm lễ cầu siêu nên linh hồn đi lang thang, khi quỷ sứ bắt được sẽ tra khảo xem lúc sống còn gánh những Nghiệp gì, nếu chưa hết Nghiệp sẽ phải khai tên tuổi người thân trong nhà để tiếp tục bắt đi những người hợp vong tiếp tục trả Nghiệp. Tuy nhiên đó cũng chỉ là lời đồn từ miệng những người trong làng, còn thực tế câu chuyện của gia đình anh Huấn không chỉ đơn giản là như thế. Tôi không biết tại sao anh Huấn lại kể cho tôi những thứ mà có lẽ người ta hay nói : Sống để bụng, chết mang theo. Hoặc có thể là do anh Huấn biết trước được cái số mệnh của mình, anh cần một sự chia sẻ, một sự thông cảm, anh muốn giãi bày. Hoặc có thể là do anh muốn tôi biết để mà tránh, để mà sống sao cho đúng. Thay quần áo xong bước vào phòng, vợ tôi chắc có lẽ vẫn còn giận bởi tôi không nghe lời cô ấy. Nhưng nỗi buồn mất đi một người anh, một thời bạn thân thiết khiến tôi cũng chẳng còn tâm trí nào để mà quan tâm. Lấy laptop ra bên ngoài phòng khách, châm điếu thuốc nhớ lại từng chi tiết trong câu chuyện mà anh Huấn kể, chẳng hiểu sao tôi mở máy rồi bắt đầu gõ những tiếng : “ Lạch...cạch….cạch...cạch…” Năm 1973, sau khi bà Hoài sinh cậu con trai đầu tiên được một năm thì một sự việc xảy đến có lẽ là đã thay đổi cuộc đời của tất cả những thành viên trong gia đình bà. Khi đó cả gia đình vui sướng vì cho rằng quý tử đầu lòng mang lại may mắn, tài lộc nhưng rồi cũng chính từ đây bi kịch của một gia đình bắt đầu…                                                              [...................................] Nhà bà Hoài ông Hải cũng như bao gia đình trong làng khác, hồi đó vẫn còn đang trong thời chiến, làm gì có của ăn của để. Bữa cơm còn phải độn ngô, khoai, sắn là điều bình thường. Ngày ấy nhiều gia đình còn phải nấu cơm chung với cám lợn, nồi cơm mở ra vàng đục thế mà nhà đông con của không ngon cũng hết. Có hạt gạo bỏ vào mồm những năm còn kháng chiến là quý lắm rồi. Nói thế để mọi người biết nhà bố mẹ ông Hải cũng còn nghèo đói lắm. Nhưng được cái đất rộng, vườn tược, giếng sân đủ cả. Ông Hải cũng là bộ đội xuất ngũ, về được hai năm thì cưới vợ, đến năm 1972 thì sinh trai đầu lòng. Bố mẹ chết đi để lại mọi đất đai cho ông Hải cũng là người con trai còn lại duy nhất, bố mẹ ông Hải sinh tổng cộng được 7 người con, thì 5 người là nữ, anh trai ông Hải cũng đi bộ đội nhưng người đi chỉ có giấy báo tử gửi về. Các chị em gái lấy chồng rồi cũng theo chồng, đất đai để lại một mình ông Hải là người nắm giữ. Lấy vợ sinh con xong, may mắn bắt đầu đến với gia đình ông Hải. Vẫn là cái giếng ấy, vẫn là cái sân bằng đất mà vợ chồng ông Hải hàng ngày vẫn thả gà. Nhưng một buổi sáng, khi mà bà Hoài đang ở trong nhà chăm con thì ông Hải nghe thấy tiếng gà kêu quang quác ở phía sân sau. Nghĩ là chó đuổi bắt gà nên ông Hải vội cầm gậy chạy ra xua. Ra đến sân thì ông Hải thấy con gà không ai làm gì những cứ kêu quang quác rồi nó đập cánh, chạy như thể có thứ gì đang đuổi đằng sau. Chạy đến miệng giếng thì nó nhảy xuống, ông Hải không kịp xua lại. Nhìn còn gà chết chìm dưới lòng giếng sâu hút hút nhưng nước khá đầy mà ông Hải tiếc hùi hụi. Bà Hoài đi ra hỏi chồng : -- Làm sao thế hả mình ơi, chó nó lại cắn gà nhà à..? Ông Hải tiếc rẻ lắc đầu : -- Không, chó nó có cắn đâu. Nhưng chẳng hiểu sao con gà lại nhảy xuống giếng, chết rồi. Mà nó chìm nghỉm vớt kiểu gì bây giờ, để dưới đó rồi thối hết cả nước. Bà Hoài thở dài : -- Nuôi được mấy con gà, hết chó cắn rồi lại nhảy xuống giếng. Gà thì đâu có to đâu mà ăn được...Khổ, hay ông xem thế nào vớt nó lên đi không thối rồi đến nước giặt giũ cũng chẳng có. Nói xong bà Hoài bế con đi vào trong nhà, nhìn xuống cái giếng khá là sâu, nhưng trước đây ông Hải có nghe bố mẹ kể lại rằng khi mà đào cái giếng này đào mãi không thấy nước, đang định bỏ dở thì một người thợ cố cạy nốt viên đá đang đào dở ra thì nước bắt đầu chảy. Nhà nằm sát vách một quả đồi nên lúc xem người ta bảo đào giếng chắc chắn sẽ gặp mạch nước. Bao nhiêu công lao định bỏ ngang thì viên đá kia lại chính là viên đá chắn mạch nước ngầm. Cả xóm ngày ấy vui mừng vì cuối cùng cũng có nhà đào được giếng. Nước giếng nhà ông Hải mát lắm, tuy đào sâu nhưng nước lúc nào cũng đầy đến nửa chẳng bao giờ nhìn thấy đáy. Chính ông Hải cũng chẳng biết cái giếng sâu bao nhiêu. Giờ mà phải xuống mò xác con gà lên chẳng biết có mò được không..? Tuy rằng cái giếng này chỉ là nước dùng để giặt giũ, rửa ráy chứ không phải nước ăn. Nhưng không vớt xác con gà lên thì lại càng nguy hại, để nó mà thối ra đấy chắc chỉ có nước tát cạn cái giếng. Chép miệng một cái ông Hải nhanh chóng cởi quần áo rồi buộc một sợi dây thừng phía bên trên thật chắc chắn xong từ từ, từ từ ông Hải trèo xuống lòng giếng. Năm đó trời mùa thu nên làn nước hơi lạnh, vừa chạm chân xuống nước ông Hải đã cảm nhận được cái lạnh không mấy dễ chịu, nhưng khi cả cơ thể dần chìm xuống nước thì nhiệt độ được điều hòa hơn. Hít mạnh một hơi ông Hải lặn mất tăm. Nước khi múc lên khá trong, nhưng do độ sâu cộng với trong giếng ánh nắng mặt trời không chiếu vào được thành thử khi lặn xuống chỉ có một màu tối đen, chẳng nhìn thấy gì cả. Cuối cùng thì cũng chạm được đáy giếng, nhân lúc vẫn còn hơi, ông Hải quờ tay tìm kiếm nhưng tuyệt nhiên chẳng thấy con gà đâu. Dưới này chỉ toàn là đá sỏi, đá cuội lởm chởm. Nổi lên lấy hơi ông Hải toan lặn xuống mò lần nữa thì đột nhiên ông nổi da gà bởi vừa tức thì có cái gì đó khẽ chạm vào chân ông, thứ đó cứ như ngón tay của một ai đó vừa chọc vào lòng bàn chân của ông vậy. Trời thì chỉ vừa mới sáng, nắng đã lên nhưng bên dưới giếng thì không khí ẩm thấp, âm u một cách quái lạ. Ông Hải nghĩ : -- Hay là cá, dễ thường ngày xưa là hay thả cả xuống đây lắm. Vừa nói xong thì cái thứ không xác định đó lại quyện vào chân ông một lần nữa. Thấy không ổn, vốn là bộ đội nên ông Hải cũng không tin vào mấy chuyện tâm linh, ma quỷ. Chắc mẩm đó là cá, hơn nữa phải nhanh chóng mò được xác con gà nên ông Hải tiếp tục lặn xuống. Vẫn chỉ là những hòn đá cuội đủ kích cỡ, đang loay hoay lần mò thì ông Hải giật bắn người, khi mà rõ ràng vừa mới có bàn tay của ai đó đặt vào túi quần đùi ông một cục đá tròn tròn ngang với nắm tay người. Một bàn tay rõ ràng chứ không phải là con cá mà ban nãy ông vẫn nghĩ. Cả đời chưa biết sợ ma là gì, nhưng dưới đáy giếng toàn nước thế này từ sớm đến giờ chỉ có một mình ông Hải là bơi trong đây, làm gì có ai khác. Hơn nữa nếu có người ở dưới này thì chỉ có người chết chứ làm sao mà sống được nếu không trồi lên thở. Thế vậy cái thứ quỷ quái vừa nhét đá vào túi quần ông là thứ gì. Sợ đến thất kinh ông Hải ngoi nhanh lên bờ, miệng gào tên vợ : -- Mình ơi, Hoài ơi…...Ra đây nhanh lên…..Giúp….giúp….tôi… Bà Hoài vẫn đang bế con ở trong nhà không nghe thấy gì, ở sân sau dưới lòng giếng ông Hải vẫn cố gào : -- Đâu rồi….Hoài ơi….Hoài…..Bà nó….ơi….Ra đây….giúp...tôi. Phải gọi đến lần thứ 3 bà Hoài mới đặt con xuống giường rồi chạy ra nói với : -- Đây đây….Ông ở đâu mà gọi to thế, tôi chẳng thấy ông đâu cả. Vừa xỏ đôi dép cao su bà Hoài vừa tất bật chạy ra, nghe thấy tiếng vợ ông Hải phần nào cũng đỡ run hơn. Nếu như bây giờ mà không ai thưa chắc ông phải thét lên vì kinh sợ. Bởi ban nãy sợi thừng mà ông thả xuống chạm mặt nước thì nay nó đã bị kéo lên một đoạn, khiến cho ông không thể với tới được. Nhìn thấy vợ ở trên miệng giếng ông Hải thều thào : -- Thả...thả...cái….dây thừng...xuống ngay cho tôi...tôi….Nhanh lên…
Free reading for new users
Scan code to download app
Facebookexpand_more
  • author-avatar
    Writer
  • chap_listContents
  • likeADD