Chương 13: Temizuya

1262 Words
Theo chân Huy dẫn đường đến khu vực rửa tay Temizuya, trên đường đi Huy đã nhanh chóng tranh thủ giải thích cho chúng tôi biết ý nghĩa của Temizuya là gì. "Kế tiếp chúng ta sẽ đi đến khu vực Temizuya hoặc còn được gọi là Chouzuya, đây là khu vực để rửa tay và súc miệng. Theo đúng như phong tục truyền thống của người Nhật Bản. Trước lúc chúng ta bước vào chùa chiền thắp hương, thì phải rửa tay và súc miệng sạch sẽ, làm như thế tượng trưng cho việc gội rửa cơ thể và tâm hồn chúng ta sẽ được thanh tịnh và sạch sẽ." "Ra là thế, Temizuya cũng có thể xem như là một nét văn hóa đặc trưng của người Nhật Bản. Rất hay đấy, để anh ghi lại thêm thông tin này." Tôi móc ra cuốn sổ tay khác, rồi bắt đầu ghi chú lại nền văn hóa Temizuya. "Còn có vụ này nữa?? Nghe thôi đã thấy thú vị rồi đó." Nghe Huy nói như thế, Long vừa thích thú rồi lại tò mò, cậu lấy ra camera và tính quay chụp lại thêm tư liệu về khu vực rửa tay Temizuya đó. Lần đầu tiên, cả tôi và Long đều được một phen tận mắt chứng kiến thấy khu vực Temizuya mà Huy vừa mới nói lúc nãy, thì ra nơi đây được xây dựng theo lối kiến trúc, kiểu có mái nhà và có bốn cột gỗ cố định và để trống bốn mặt xung quanh. Nhìn lối kiến trúc này, nó làm tôi liên tưởng đến một cái giếng lấy nước. Nhưng ở đây thì khác, người ta sẽ lắp đặt một bồn nước và để sẵn nhiều gáo múc nước trong này, để cho các du khách đến đây, có thể múc nước rửa tay và súc miệng.  Chỗ có nước chảy ra trong bồn đá lớn, thường thường từ miệng của tượng hình các con vật, cũng có thể còn tùy thuộc vào các đền thờ khác nhau mà họ sẽ chọn những động vật biểu tượng khác nhau, cũng có nhiều nơi thì không để tượng động vật, mà họ xài cây trúc và đục khoét lỗ trên thân cây trúc, kế đến thì lắp đặt nó và dẫn nước chảy vào trong thân cây trúc. Rồi khi hoàn thành việc lắp đặt xong, thì sẽ có nước chảy vào thân cây trúc, theo đường nước dẫn trước đó qua lỗ nhỏ mà họ đã đục khoét trước đó… sẽ có nước chảy qua lỗ nhỏ để cho các du khách rửa tay và súc miệng. Huy nói về những điểm nổi bật và cấu trúc của Temizuya, anh cũng chỉ vào bên cạnh tượng hình rồng và nói cho chúng tôi biết. "Hầu hết các đền thờ thường thấy nhất lấy biểu tượng là rồng. Theo người Nhật Bản, từ xưa đến nay rồng được biết đến là một sinh vật đại diện cho thần linh, đảm nhận những công việc liên quan đến nước, như tạo mây, tạo sấm, hô mưa, gọi gió… Họ nghĩ rằng khi ta sử dụng nước từ miệng rồng để rửa tay thì sẽ được thần rồng phù hộ cho họ." Từng dòng nước trong vắt từ nơi miệng rồng phun xuống bồn đá. Giữa bồn đá lớn, được người ta dựng lên hai thanh tre, dùng để kê gáo nước. Theo Huy đi đến gần bồn đá lớn, tôi và Long thấy có những du khách phía trước hai người chúng tôi, đang thực hiện các bước đi trình tự rửa tay và súc miệng Temizuya khá lạ mắt. Một vài người sẽ thắc mắc rằng: “Nếu không rửa tay thì sẽ như thế nào?” Theo quan niệm của người xưa, nếu không thực hiện nghi thức gội rửa trước khi vào đền thờ thì sẽ bị thần linh trừng phạt. Tuy nhiên, đây chỉ là lời truyền miệng, vẫn chưa có chứng cứ nào xác thực. Hơn nữa, hiện nay do vấn đề vệ sinh nên nhiều người cũng cảm thấy e dè khi thực hiện nghi thức này. Họ không biết nước có sạch hay không, trong nước có những chất gì vâng vâng. Ở một số ngôi đền còn có lá hoặc rác trôi trên mặt nước, thậm chí vài nơi trong bồn còn không có nước. Vì vậy, việc có cần thiết phải thực hiện nghi thức rửa tay hay không? Phần lớn là do quan niệm của mỗi cá nhân, nếu bắt buộc tất cả mọi người đều phải làm mà bản thân họ không muốn, thì nghi thức linh thiêng này sẽ trở nên vô nghĩa.  (Nguồn: kilala.vn) Những lúc trang nghiêm như thế này, trông Huy thật bình tĩnh đến kì lạ. Khác hẳn với vẻ hi hi ha ha thường ngày. "Còn một điều quan trọng nữa, trong cả quá trình thực hiện nghi thức rửa tay Temizuya, là chỉ được múc nước đúng một lần duy nhất thôi, nên anh Thắng và anh Long phải lưu ý đến chi tiết này. Mỗi bước rửa tay và súc miệng, chỉ được phép sử dụng một lượng nước vừa đủ thôi, không nên múc nước tiếp lần thứ hai." Vừa nói Huy cũng vừa làm mẫu trước cho chúng tôi xem thử. Tay phải của Huy cầm gáo, anh múc đầy một gáo nước và bắt đầu đổ ít nước rửa tay trái trước tiên. Kế tiếp, Huy lại đổi gáo sang tay trái và đổ ít nước trong đó ra và rửa tiếp tay phải.  Vẫn chưa kết thúc, Huy tiếp tục đổi gáo qua tay phải, rồi đổ một ít nước vào tay trái để súc miệng... sau đó thì rửa lại tay trái. "Trong khi súc miệng, mấy anh cũng không cần phải súc kĩ làm gì, chỉ cần dùng một lượng nước vừa đủ là được. Tuyệt đối không được để miệng của anh chạm trực tiếp vào gáo múc nước. Vì như thế vừa mất vệ sinh, vừa làm cho những người đến sau anh khó chịu vì hành vi vô ý tứ của anh." Cuối cùng, Huy cầm gáo bằng hai tay và đổ nước trong gáo từ từ theo hướng thẳng đứng xuống để rửa lại cán cầm gáo, rồi Huy đặt sấp gáo múc nước trở về lại chỗ cũ.  "Lưu ý là khi đặt gáo xuống thì phải lật úp gáo lại, cán để hướng ra ngoài cho người khác sử dụng. Ngoài ra, mấy anh có thể chuẩn bị trước khăn tay, hoặc khăn giấy để lau đi nước còn đọng sau khi mấy anh rửa tay xong." Quy trình rửa tay Temizuya do Huy làm mẫu rất chậm, vừa làm mẫu Huy cũng vừa giải thích từng bước một cho Long quay chụp lại toàn bộ quá trình rửa tay này. Kế tiếp là đến lượt tôi và Long cùng nhau rửa tay. Quá trình hai đứa chúng tôi rửa tay, không được trơn tru và tự nhiên như Huy, nhưng rốt cuộc các bước rửa tay Temizuya… cả hai chúng tôi đều đã hoàn thành xong. Quả thật chúng tôi nhìn Huy làm thì cứ tưởng là đơn giản lắm, nhưng khi chính mình bắt tay vào làm thử thì mới biết việc rửa tay Temizuya này… một chút cũng không đơn giản nha. Tay cầm không khéo thì thật sự rất dễ làm rơi gáo múc nước xuống đất. Tác giả: Mèo Đeo Kính Cận.
Free reading for new users
Scan code to download app
Facebookexpand_more
  • author-avatar
    Writer
  • chap_listContents
  • likeADD