Chương 14: Không Cần Mặt Mũi

2279 Words
Chương 14:  Không Cần Mặt Mũi Nguồn rau tiêu thụ trên mạng rất khả quan, mỗi bó năm đồng, có bao nhiêu, hết bấy nhiều, nhiều người không mua được còn kêu cha, khóc mẹ. “Buổi chiều con với Quả Trứng đi thu hoạch bắp già, bắp xanh tạm thời con bán hạn chế lại. Xem tình hình gieo trồng có tạm ổn không, sau này bán ra cũng chưa muộn. Chưa tìm thấy lúa gạo, tạm thời lấy ngô làm lương thực chính. Con người bình thường, bổ sung vi lượng chỉ có hại cho cơ thể nhưng nó là nguyên tố rất cần với cha mẹ. “Đó là người ta quảng cáo, bịp bợm dán mác khoa học vào để “ngu dân hóa”, nhận thức sai lầm, lệch lạc, nảy sinh nhiều vấn đề về sức khỏe “càng bổ càng đổ”, không thấy khỏe mạnh chỗ nào cả.” Cha Lý nói.  “Hừ, ông cũng bị lừa hơn cả trăm năm, nhìn lại thấy mình ngu không chịu được. May sớm biết quay đầu làm bờ, cũng nhờ thằng út làm ra đồ ăn có mùi, có vị, thơm ngon, bổ dưỡng. Ai nguyện ý nuốt cái thứ không mùi vị kia.”  “Thế cái đống dịch dinh dưỡng mang theo dự trữ kia làm gì giờ?” Mẹ Lý hỏi cha Lý. “Hà hà, tống cho thằng cả ngoài biển khơi đi, ngoài đó cái gì cũng thiếu thốn, ăn cái gì mà chả ngon.” Cha Lý cười gian manh. Cả tuần nay, ông đâu có sờ tới bịch dịch dinh dưỡng nào đâu. Cơ thể càng ngày càng khỏe mạnh. Để giữ thân hình sáu múi, ông còn phải tăng gấp đôi lượng luyện tập so với trước kia. Mẹ nó còn hỏi “tôi béo lên” phải không ông? Không đủ dinh dưỡng mà mặt mũi con người ta sáng láng, hồng hào, khỏe mạnh hả. Rõ là tiến hóa lùi. Cha Lý càng nghĩ càng thấy tức. Cha mẹ Lý không thể hình dung cây lương thực “lúa” cho gạo ăn ngon ra sao nhưng thấy thằng út cả ngày nhớ mong, nhắc đi nhắc lại cũng cực kỳ mong đợi. Hệ năng lượng của cha mẹ Lý không thích hợp trồng trọt, chưa kể lại sinh ra lớn lên ở thành phố, nhà cũng có điều kiện kha khá, nhận thức không được bao nhiêu loài thực vật.  Nhà có đứa con gái hệ mộc lại ở xa tít tắp mà trình độ của nó cũng mới đào tạo ra rau dưa cấp ba, gần cấp bốn. Nào có như thằng út, muốn là trồng. “Việc trồng cây gì, số lượng bao nhiêu, con làm chủ. Năng lượng cha mẹ không thích hợp sờ mó tới cây cối, không giúp ích được gì con.” Mẹ Lý rầu rầu nói. “Sao không giúp ích ạ, cày xới đất, lên luống một tay cha làm cả, mẹ gom cỏ dại, con chỉ rải hạt giống trên mặt đất, rau đang phát triển tốt.” “Thật, thật sự lên được hả?”Cha Lý giọng run run hỏi. Chuyện này không phải đùa, toàn quốc xác định người có năng lượng hệ kim, đứng bên cạnh cái cây, cây lăn quay ra chết. Người sở hữu hai ba loại năng lượng không quan trọng, hễ có chữ “kim” gặp khu vườn trồng rau cũng phải đi đường vòng. Tổn thất không thể đền bù. Nào như thằng út nhà ông. Để ông cày xới đất chưa nói, lại lên luống, ông bà còn làm mái che rau, vòi tưới cảm ứng (phát hiện đất khô, rau thiếu nước, vòi mở, tự động phun sương, không làm ảnh hưởng đến cây con. Đất ẩm, đủ nước, vòi nước tự động đóng lại, không sợ cây bị ngập úng.” Ông đã từng đưa ra ý kiến này khi còn tại chức ở quân đội, giúp đội ngũ sản xuất cây trồng nhẹ nhàng hơn nhưng không ai chấp nhận. Một đồng chí cấp trên bĩu giọng chê bai “đồng chí có biết cái gọi là kim mộc xung khắc hay không?” kéo theo hàng loạt tiếng cười rì rầm, bụm miệng, khúc khích. Một kỉ niệm khó quên những năm tháng tuổi trẻ tràn đầy nhiệt huyết. Muốn đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước. “Ông ơi ông, đúng là rau mọc lên hết rồi ông, chỉ là hơi héo” mẹ Lý không thể chờ đợi đến chiều mát, vừa nghe rau mọc, liền thả miếng bánh trên miệng xuống, bay đi xác nhận. “Hôm nay nắng nhẹ, có năm mươi lăm độ. Người còn khô kéo chứ nói gì đến đám rau ngắn ngày, chờ chiều mát chúng sẽ tươi tỉnh lại thôi, không phải do mẹ đâu.” Lý Học Phàm nói. “May quá” mẹ Lý tiếp tục ngồi xuống, cầm bánh ăn. Đợi rau cứng cáp hẳn con mới thu mái che lại. Bây giờ, vẫn sáng tám giờ che lại, chiều bốn, năm giờ giở ra cho cây quen với ánh sáng mặt trời. Cây sinh trưởng càng giống môi trường ngoài tự nhiên, ít chịu tác động của con người bao nhiêu thì chất lượng cũng tăng lên đáng kể so với rau trồng trong nhà kính, lớn nhanh, ăn dở, kháng thể yếu. “Mới mấy ngày mà đã mọc cao nửa g**g tay rồi, con còn chê chậm” Mẹ Lý nói.  “Mấy loại rau mã đề, dền cơm, chân vịt, bình thường chúng mọc hoang dại nên năng lượng sống mạnh mẽ, dồi dào. Quan trọng đất tốt, bao nhiêu lớp lá cây rụng xuống, dinh dưỡng tràn đầy, sống no đủ từ bé, lớn nhanh hơn bình thường cũng không có làm lạ.” Lý Học Phàm nói. “Thằng út trồng trọt trông có vẻ nhàn hạ hơn nhiều so với thiên hạ trồng bà nhỉ? Người ta cả ngày ôm vườn rau, nó cả ngày lang thang đi đâu, thế mà rau mọc nào có kém cạnh ai.” Cha lý nói. “Ông đọc sách lậu rồi. Người ta mới khoa trương như thế, như con ông kia mới đúng kìa.” Mẹ Lý cười. Nguồn rau của đất nước Hoa Việt chủ yếu từ những vùng trồng rau cố định, trong nhà kính, do những người sở hữu năng lượng hệ mộc trồng ra cho nên giá cả tự nhiên không rẻ. Hàng cao cấp, loại một giá vô chừng. Hàng loại hai, loại ba cùng vài chục đồng một cân trở lên. Đó là lúc mưa thuận gió hòa. Gặp thời tiết gây khó dễ, giá rau theo gió cuốn lên trời. Người có điều kiện kinh tế eo hẹp chút chỉ còn nước nhịn. Người sở hữu năng lượng đặc biệt, lâu ngày không có rau xanh cung cấp, năng lượng trong cơ thể từ từ bị xói mòn, hao hụt, cái này tùy thuộc cơ địa từng người mà quá trình diễn ra nhanh hay chậm. Chính vì thế, cùng bữa cơm. Lý Học Phàm cho là đơn giản, đạm bạc, cả nhà lại cho là quá xa xỉ, quá cao cấp. Người giàu ở kinh đô, chắc gì đủ tiền mỗi ngày đủ ăn một bữa đồ ăn thiên nhiên, chứ nói gì đến ngày ba bữa, mỗi bữa hai ba món. ***************** Anh cả nhà họ Lý gần như đã chết lặng. Mỗi ngày thằng út đều ăn kiểu này, cả gia tộc nhà họ Lý cũng không chống nổi được mấy này, chứ đừng nói gia đình đơn lẻ bọn họ. “Ăn sạt nghiệp là có thật”. Cũng may thằng út có một tay “sưu tầm bảo”. Mới đến hoang mạc ít lâu đã tìm ra nguồn thức ăn phong phú.  Trọng điểm là nó nhận ra cây gì và làm như thế nào. Gặp phải tay anh, có là bảo cũng như rác. Người không nhận biết được mấy loài cây. Cây nào cũng có màu xanh cả mà, chỉ khác nhau to nhỏ chứ mấy.  Thêm nữa, nó còn có một thân “trù nghệ”. Một rổ bánh nướng, không hình nào bị trùng lặp. Người lớn còn thích thú, đừng nói con nít. Anh cả Lý Bình Phàm là người hàm hậu, ít nói, gặp đám bánh của Lý Học Phàm  cũng phải cong khóe miệng mỉm cười. Lý Bình Phàm ung dung, thảnh thơi, sung sướng thưởng thức bánh nướng, sữa bắp. Các chiến hữu núp sau lưng lại không chịu đựng thêm được nữa. Còn không xông lên, cả nhà ăn hết, cả đám bọn họ chỉ hít hơi, càng hít càng đói, nghĩ đến dịch dinh dưỡng, càng không muốn nuốt. Nguyễn Hoài nhô lên từ phía sau anh cả, vài cái đầu đen khác cũng nhấp nhô ra luôn: “chúng con chào bố mẹ ạ, chào em út nhé.” Mẹ Lý hiếu khách, trách anh cả: “Thằng này, có đồng đội thì phải nói chứ, mấy đứa, ngồi xuống đi, có gì ăn nấy, cơm nhà đạm bạc.” Cả mấy quả đầu đen phía sau anh cả, quả thật không khách khí: “ngon quá bố mẹ ạ, chúng con cả tháng còn chưa hít được mùi nào thơm ngon như thế. Tay nghề em út nhà mình “đỉnh của đỉnh”.  Muốn cha mẹ nở mũi, cứ khen con cái của họ. Châm ngôn này, tuyệt đối không bao giờ sai. Anh cả nhìn cha mẹ Lý bị đám chiến hữu không ngừng rót mê hồn canh, quả thực muốn một phát đá bay cái đám mặt dày, vô liêm sỉ, chỉ vì ăn mà cái gì cũng dám làm. Lý Học Phàm nhìn đám chiến hữu của anh cả ăn như “ma đói đầu thai”, cốc sữa bắp của ai vơi đi, Lý Học Phàm lại tự tay rót đầy lên. Cả nồi sữa bắp còn ở dưới bếp cũng được mang lên luôn. Người một nhà, không câu nệ tiểu tiết. Rau xanh còn chút  như đĩa cũng được chia đều, mỗi người mấy cọng. Cả đám còn giữ kẽ lần đầu gặp mặt cha mẹ đồng đợi, một anh lính nhỉnh con hơn những người khác một chút, cầm luôn đĩa rau, húp luôn nước “tỉnh táo cả người.” Cả đám đều ném cho hắn ánh mắt “thô ăn, tục uống.” Hắn mới không buồn để ý, cơ thể kêu gào được bổ sung, hắn sao nhẫn được, hắn không uống, lại đổ, lãng phí. Tiếc. “thô mà thật” là tình cảnh của hắn hiện giờ. Lý Học Phàm nhìn đám chiến hữu của anh cả bằng con mắt nghi ngờ “không đói đến mức đó đi.” “Tâm cơ còn thâm sâu hơn cả đại hoàng huynh” Lý Học Phàm nghĩ. Lia thấy tầm mắt tràn đầy dấu chấm hỏi của Lý Học Phàm, cậu kia thêm mắm, dặm muối: “em không biết chứ, ở đảo, cả năm không thấy 1 cọng rau xanh, quanh năm suốt tháng chỉ có sóng biển vờn, nước biển mặn chát. Cái khác không nói, khổ nhất là thiếu thốn nước ngọt, mỗi ngụm nước phải ngậm cả tiếng đồng hồ. Người lớn còn chịu được, chứ mấy đứa con nít sinh sống ở đảo mới gọi là chịu tội. Đứa nào đứa nấy đen nhẻm, èo uột, nay ốm, mai đau mà có gì cho chúng bồi dưỡng đâu. Ngoài đám rong rêu xanh đen, bọn bám quanh ghềnh đá vừa mỏng, vừa nhẹ, lại nhơn nhớt, mỗi lần đi thu gọn là khổ nói không nên lời. Thà cứ mỗi cây dài vài chục mét đến vài trăm mét, vớt nặng giữa biển nhưng mà khỏe. Người lớn còn chịu tanh mà cắn cá biển “ăn sống”, trẻ con sao chịu, mà nấu lên chúng càng tanh, chịu không nổi. “Quả Trứng, ra lấy bốn thùng nước suối đưa cho các anh mang về uống. Lúc trả thùng, các anh cứ múc chỗ nước biển mặn chát nhất cho em. Đống rong rêu, cá biển gì đó. Có cho em ít, em xem có làm ra được món gì hay không. Lý Học Phàm không muốn người khác thất vọng, cứ làm ra thành quả rồi hẵng hay. “Cả đám lại rưng rưng xúc động. Cảm ơn em út.” lần này là xúc động thật. Vấn đề ở đảo một ngày còn đó, còn là gánh nặng cho tất cả lính thủy “không đảm bảo môi trường biển này nọ, không biết cách khắc phục khó khăn”. Đó là câu anh em thường nghe cấp trên nói nhiều nhất, thường xuyên nhất. Bọn họ sống xa nhà “giữ chén cơm” cũng chan đầy mồ hôi, nước mắt chứ có sung sướng gì. Trước khi đám chiến hữu của anh cả đi. Đóng gói một đống bắp nướng, sữa bắp, bánh bắp nướng, nước suối. Cả đám một lần nữa, tuôn cơn mưa lời khen. Khen tay nghề em út tốt. Cha Lý có tay nghề thợ mộc, chế tác bát đũa tinh mĩ, mẹ Lý hào sảng, hiếu khách. Hơn hết, ai ai cũng tốt bụng, nhiệt tình. Cả nhà nhìn đâu đâu cũng chỉ thấy toàn điểm tốt.
Free reading for new users
Scan code to download app
Facebookexpand_more
  • author-avatar
    Writer
  • chap_listContents
  • likeADD