Chương 2: Nữ nhi Lưu gia

1371 Words
Xuân qua hạ đến thu về đông sang, bốn mùa luân phiên thay đổi, cảnh còn người mất. Trong một căn nhà trúc tại Lăng Cư Ngạn thấp thoáng hình bóng thiếu niên đang chăm chú đặt bút vẽ tranh, bức tranh vẽ phong cảnh trên một ngọn núi giữa bốn bề hoa lê đua nở. Thương Hi mở cửa bước vào, nhìn lướt qua bức tranh được đặt cẩn thận trên giá gỗ, đôi mắt thoáng hiện tia ưu buồn. Hắn đặt một chậu nước ấm lên bàn bên cạnh, nhìn sang Vân Hiên rồi nhẹ nhàng nói: “Đã vẽ hai canh giờ nên nghỉ ngơi rồi, mau qua đây ngâm tay vào nước ấm.” Hai tay Vân Hiên có vết thương cũ, mùa đông thường sẽ đau âm ỉ, ngâm nước ấm sẽ thấy khá hơn một chút. Vân Hiên gật đầu tỏ ý đã biết nhưng vẫn chăm chú nhìn vào bức tranh trước mặt, y vẽ bức tranh này đã gần ba năm, khung cảnh trong một giấc mơ y đã mơ thấy nhiều lần nhưng mỗi lần tỉnh giấc y chỉ nhớ được một vài chi tiết nhỏ rồi vẽ lại. Năm tháng lặng lẽ trôi qua cứ thế góp nhặt thành một bức tranh thoạt nhìn gần như hoàn chỉnh nhưng nhìn kỹ lại Vân Hiên cảm thấy bức tranh bị thiếu mất đi một thứ quan trọng nhưng y nghĩ mãi mà chẳng thể biết đó là gì. Lấy bức tranh đang vẽ cất đi, trải một tấm giấy mới, đổi bút sang tay phải Vân Hiên tiếp tục vẽ một bức tranh khác. Vân Hiên có thể vẽ tranh bằng cả hai tay nhưng vẽ bằng tay trái thì tranh sẽ đẹp hơn vài phần.  Thấy Vân Hiên vẫn không có ý định dừng tay Thương Hi bước đến nắm tay y đi đến bên bàn, để y ngồi xuống ghế sau đó lấy khăn ấm ủ kín hai cổ tay cho y. Vân Hiên cũng không chống cự mà tùy ý để Thương Hi ủ tay cho mình, một loạt hành động rất thuần thục như họ đã từng trải qua rất nhiều lần. Đôi bàn tay của Vân Hiên thon dài có lực lại linh hoạt nhưng đáng tiếc,...Vừa cẩn thận ủ tay cho Vân Hiên, Thương Hi vừa nói: “Nhận được thư rồi.” Vân Hiên ngẩng đầu, đưa mắt nhìn gương mặt tuấn tú mà khó gần của Thương Hi, y hỏi: “Mục tiêu tiếp theo ở đâu?” “Lưu gia, An Hà trấn.”  Lưu gia ở An Hà trấn có một nữ nhi mỹ mạo như thiên tiên, tài hoa xuất chúng, tinh thông cầm kỳ thi họa. Lưu lão gia tuổi đã gần đất xa trời mới có được một người nữ nhi nên hết mực yêu thương cưng chiều. Lưu phu nhân cũng vì “trai già mới có ngọc” nên khi sinh hạ Lưu tiểu thư gặp khó khăn trăm bề, miễng cưỡng sinh hạ được một nữ nhi bình an khỏe mạnh thì lại không thể bảo toàn tính mạng, cứ thế mà nhắm mắt xui tay. Phu phụ Lưu gia mặc dù thành thân đã lâu vẫn chưa có con nối dõi, thân thuộc Lưu lão gia thúc giục lấy thêm thiếp thất nhưng Lưu lão gia một mực phản đối. Đến cuối cùng cũng đã có trái ngọt nhưng Lưu phu nhân lại vĩnh viễn ra đi.  Một tay lo liệu cơ ngơi Lưu gia, một bên phải chăm sóc cho hài tử nhỏ tuổi, Lưu lão gia làm sao cũng không thể vẹn toàn, đứa nhỏ vẫn là thiếu đi tình thương của mẫu thân. Vì vậy, hai năm sau khi Lưu phu nhân tạ thế, Lưu lão gia lấy thêm một di nương vào phủ. Di nương tên Tô Tuyết Nhàn là một quả phụ nhà ở cuối trấn, người cũng như tên, nhã nhặn thanh tao. Tô di nương không có con cái nên hết mực yêu thương Lưu tiểu thư.  Giữa biết bao người tam thê tứ thiếp lại tồn tại một Lưu lão cùng phu nhân tương kính như tân, một tấm gương phu quân mẫu mực được ca ngợi gần nửa đời người đột nhiên rước về một di nương làm biết bao lời khen ngợi bỗng chốc biến thành cảm thán: “Trên đời làm gì có chuyện nam nhân chỉ lấy một người thê tử.” “Lưu lão gia cũng là người, không qua được ải mỹ nhân.” Một số người xì xầm to nhỏ cho rằng Lưu lão gia vì sắc đẹp mà lấy một quả phụ, lại có tin đồn Tô di nương sử dụng thủ đoạn đê hèn làm Lưu lão gia mê đắm nên mới rước vào cửa, đúng là chuột sa hũ nếp một bước thành phượng hoàng. Nhưng ít người biết Tô di nương là được Lưu lão gia cứu về, Tô di nương bị phụ thân gán nợ cho sòng bạc, suýt chút nữa phải chôn thân chốn thanh lâu may mà Lưu lão gia đi ngang nhìn thấy tiện tay giúp đỡ cứu người. Thật không ngờ sau này lại có một mối lương duyên như ý.  Lưu tiểu thư tên là Uyển Đình, năm nay vừa đến tuổi cập kê cũng đã đến lúc lo liệu việc hôn sự nhưng cũng từ chuyện hôn sự này mà phát sinh nhiều vấn đề khiến Lưu lão gia phải một phen đau đầu. Ở An Hà trấn có hai đại gia tộc là Lưu gia và Tân gia chuyên buôn gạo cho các vùng lân cận và kinh thành. Lưu lão gia và Tân lão gia lại là bằng hữu nên từ lúc Lưu lão gia thành thân hai nhà đã định chuyện chung thân đại sự cho hai hài tử chưa chào đời, nếu là một cặp nam nữ thì kết thành phu thê, là nam nam thì kết tình huynh đệ. Tân lão gia lo chuyện buôn bán ngược xuôi nên thành thân khá trễ và có hai người con: một trai, một gái. Nhi tử Tân gia tên là Bác Văn, lớn hơn Lưu Uyển Đình tám tuổi. Tân Bác Văn khôi ngô tuấn tú lại ổn trọng chín chắn là bạch nguyệt quang trong lòng các cô nương ở An Hà trấn. Lưu gia và Tân gia mặc dù sống cùng một trấn nhưng lại cách nhau một con sông, năm đó để ghi nhớ chuyện kết thông gia hai nhà đã cùng nhau góp tiền tài xây một cây cầu nguy nga bắc qua sông An Hà, đặt tên là cầu Lưu Tân. Cầu Lưu Tân như sợi tơ hồng kết nối lương duyên cho hai hài tử. Thời gian qua đi, cầu Lưu Tân vẫn trường tồn theo năm tháng còn con người đã thay đổi ít nhiều. Hai hôm trước Tân lão gia đã đến Lưu phủ để bàn chuyện hôn sự cho hài tử hai bên, vấn đề Lưu lão gia vẫn luôn không muốn nghĩ đến thì hiện tại không thể trốn tránh được nữa. Lưu lão gia gọi Tô di nương đến thư phòng bàn chuyện, ông uể oải nói: “Tuyết Nhàn, nàng nói xem phải làm sao bây giờ?” Không cần Lưu lão gia phải nói rõ ràng mọi chuyện Tô di nương vẫn hiểu rõ ý tứ của ông, Tô di nương điềm tỉnh đáp lời: “Lão gia đừng quá lo lắng, khi xưa ước định thế nào hiện tại liền làm đúng như vậy. Dư nhi và Đình nhi đều đã khôn lớn, chắc chắn sẽ hiểu nỗi khổ tâm của lão gia.” “Dư Nhi lớn hơn Đình nhi hai tuổi đáng lý ra mối hôn sự này là định cho Dư nhi nhưng lão Tân nói với ta chỉ nhận Đình nhi là thê tử của Bác Văn. Nàng cũng thấy hai năm trước Dư nhi đến tuổi cập kê cũng không thấy lão Tân đá động gì đến chuyện hôn sự. Còn Dư nhi lại một lòng chờ đợi Bác Văn.” Lưu lão gia thở dài nói.
Free reading for new users
Scan code to download app
Facebookexpand_more
  • author-avatar
    Writer
  • chap_listContents
  • likeADD