Chương 27: Nhà xe

1023 Words
*Cảnh báo từ ngữ thô tục, không đọc khi ăn cơm. Nó không đi xe, cũng chả có hứng thú tan học chạy ra nghía xem chỗ này nó như thế nào. Và ngày hôm nay nó đã được mở mang tầm mắt. Khu nhà xe hình chữ nhật, chính xác hơn thì giống một dải ruy băng xấu xí gỉ sét chạy dọc theo bức tường bên hông tòa nhà dạy học nếu nhìn từ trên cao xuống, phía trước là khoảng đất trống dài rải đầy sỏi đá và cỏ mọc tùm lum, rồi mới đến con đường xi măng vừa dài vừa hẹp uốn lượn dẫn ra đường lớn. Nhà để xe có phân chia các khu theo số thứ tự lớp và thứ tự khối từ bé đến lớn, cách mỗi một khoảng có trồng một cái cây lần lượt là cây xoài, cây liễu và cây bàng tương ứng với khu của khối 10, 11 và 12. Hương là người cầm chìa khóa lớp, nên mặc dù đã phải đợi một lúc để khóa cửa rồi mới ra nhà xe nhưng nơi đây vẫn đông đúc lộn xộn chẳng thua kém gì lúc vừa đánh trống tan vậy. Cảnh tượng trông chẳng khác gì cái chợ cả. Học sinh từ tứ phía ồ ạt túa ra, chen nhau lấy xe. Những cô cậu học sinh với gương mặt thanh tú sáng ngời hồi ban sáng giờ đây trông bơ phờ mệt mỏi như bà mẹ bỉm sữa một con, bước chân ai cũng có vẻ nặng nề dù họ muốn nhanh chóng chạy về nhà ngả lưng trên chiếc giường êm ấm. Và mệt mỏi khiến con người ta bị quá tải, vậy nên gặp chuyện gì không vừa ý, dù nhỏ nhặt đến đâu cũng bỏ qua hết mọi kĩ năng kiềm chế cảm xúc mà bùng phát hết ra ngoài để giải tỏa bớt áp lực. Nó như một cơ chế phòng vệ được kích hoạt nhằm bảo vệ tâm trí khỏi "nổ tung" vậy. - Cái đứa mắc dịch nào lấy mũ bảo hiểm của tao! Tao mà biết tao lật cả mả nhà mày lên nhá! - Nhà bay nghèo đến mức có cái áo mưa cũng không mua được hay răng mà phải đi trộm cắp hèn hạ thế hả! Cái lũ đói ăn! Những tình huống mà chỉ cần cười nhẹ xin lỗi một cái là ổn thì lại biến thành: - Mắt mày đi đường nhét vào lỗ đít à! - Mồm mày nhét cứt hay sao mà thối thế! Và thế là hai đứa hằm hằm nhìn nhau, nếu không có người xung quanh cản lại thì chắc trưa nay về nhà không còn răng mà ăn cháo. Đứa để xe phía trong thì lại đến trước, đứa để xe phía ngoài thì thong thả tản bộ phía sau, và thế là hàng loạt những câu chửi thề văng ra từ những cái miệng xinh xắn mới khi nãy còn đọc những dòng thơ văn đậm chất trữ tình. - Đ** m* con kia mày có nhanh lên không? Biết mấy giờ rồi không hả? - Từ từ cho bố mày đi, tao đi nhanh tao ngã gãy chân mày có đền được không? - Á à con four huyền (phò) này! Thích đánh nhau không? - Gọi cả họ nhà mày ra đây, tao chấp hết. Cái loại núp váy mẹ! Rồi hai đứa hùng hổ sắn tay áo đi ra giáp mặt nhau. - Hai bay có âu yếm tình tứ gì thì lên giường mà tâm sự, lấy xe nhanh lên. Xung quanh vang lên tiếng la ó, hai người đành nguýt nhau một cái rồi lo đi lấy xe. Có những thành phần ngổ ngáo, lấy được xe thì lượn vòng đánh võng, đèo ba đèo năm, bấm còi inh ỏi. Ngoài trời mưa rơi rả rích, gió thổi hiu hiu kèm giọng nói du dương truyền cảm của thầy cô giáo đã đưa các em đến với xứ sở của những giấc mơ. Để bây giờ các em sung sức đùa nghịch nhau như bầy tinh tinh xổng chuồng. Một đám nam sinh la ó, hò hét cổ vũ nhau lên "xà". Cành cây bàng yếu ớt không chịu nổi sức nặng của hai thằng con trai liền cong oằn xuống rồi “rắc”, cành cây nằm sõng soài trên mặt đất trong tiếng reo hoan của bọn chúng. Bác bảo vệ mà ở đây chắc cầm roi rượt bọn chúng thừa sống thiếu chết quá. Tiếng chửi nhau, tiếng còi xe, tiếng chó sủa vang lên ồn ào khắp nơi. Khung cảnh nhốn nháo hỗn độn nhìn mà mệt thay. - Còn phải đợi lâu không mày? – Nó ngao ngán. - Khi nào bọn giặc ni tan bớt thì mới lấy được. Một lúc sau, vắng người hơn. Đằng kia có một đám đông tụ tập, dường như có sự kiện thú vị gì đó. Nó và Hương cũng tò mò chạy tới hóng chuyện. Vì đứng từ xa nên nó không nghe rõ hai đứa con gái kia nói gì, chỉ nghe thấy những tiếng chửi nhau vang từ đầu tới cuối khu để xe. Hai đứa con gái, một đứa đội mũ bảo hiểm chưa cài quai, một đứa chỉ ngón trỏ về phía đối phương gân cổ lên chửi. Lời qua tiếng lại một hồi rồi lao vào đánh nhau. Một đứa cầm mũ bảo hiểm mà giã như giã gạo vào đầu kẻ thù, còn đứa còn lại thì hai tay túm tóc kéo đầu đối phương xuống. Những người xung quanh không chạy lại can ngăn mà còn đứng hò reo cổ vũ càng khiến hai con thú càng hung máu hơn. Cảnh tượng như đang xem một trận chọi chó vậy. Mặc dù chẳng hiểu đầu đuôi câu chuyện ra sao cũng chả biết hai bạn kia là ai, nhưng chứng kiến trận chiến ngày càng dữ dội cùng bầu không khí sôi động cũng khiến nó cảm thấy phấn khích mà cổ vũ theo.
Free reading for new users
Scan code to download app
Facebookexpand_more
  • author-avatar
    Writer
  • chap_listContents
  • likeADD