Chương 12: Có thù tất báo (2)

2675 Words
Như thường ngày, Phong, Thùy, Yến, Lâm cùng nhau đi học. Nhóc Yến hỏi Thùy: - Chị Thùy biết chị Hà lớp 7 ở trường cấp 2 không? - Cái trường cấp 2 có biết bao đứa tên Hà răng tao biết mày hỏi Hà nào? - Chị Hà ở làng A, em chị Huyền cùng lớp với chị ấy. - À ... Huyền thì tao biết, Hà thì không. Răng? - Hôm bữa tan học mấy chị ấy chặn em trước cổng trường, hỏi “Mày có phải em con Thùy không?” rồi chị ấy đánh em một cái. - Cái gì? Khi mô? Nó đánh chỗ nào? Đau không? - Hôm qua, chị ấy đánh nhẹ vào vai em một cái, không đau đâu. - Ừ, không đau thì tốt, lần sau né nó ra, nó đánh nữa về mách tao. Đi qua đường quốc lộ, cả bốn đứa chia nhau ra. Lúc này con Thùy mới bắt đầu nổi điên. - Tổ sư con chó mất dạy dám đánh em tao, tao rủa cho nó bị tịt “cửa sau” cho cả đời nó không đi vệ sinh được nữa cho chít bà nó đi. - Chửi gì mà ghê quá đi. - Thích ý kiến không? - Nó quắc mắt lườm. Phong giơ hai lòng bàn tay tỏ ý đầu hàng. Nó tiếp tục nổi điên nổi khùng: - "Con Thùy” á? “Con Thùy” á? Bố mẹ nó không giáo dục nó tử tế à? Mới con nít đít ranh vắt mũi chưa sạch mà dám hỗn láo mất dạy. Sau ra đường kiểu gì cũng bị người ta vả cho mấy phát. Do con Huyền đầu têu đây mà. Đồ hèn! Đồ tiểu nhân! Nó đụng vào ai thì đụng chứ đụng vào em gái tao là nó tới số rồi. Đi! Lên lớp tao với mày dạy cho nó một bài học, đánh cho nó một trận cho nó chừa. Nó la hét om sòm, tay nắm thành nắm đấm khiến ai đi qua cũng hiếu kì nhìn nó. Khi nãy khi nghe nhóc Yến kể chuyện bị “răn đe” ở cổng trường, tai nó đã nóng phừng phừng lên rồi, nhưng nó cố kìm nén để nhóc Yến thấy rằng chuyện này cũng không có gì to tát lắm mà yên tâm tới trường, hơn nữa nó rất tức, vì nó mà làm em nó liên lụy, tức hơn nữa đây lại là hành động tiểu nhân bỉ ổi, thật không thể chấp nhận được. - Tao với mày lên đánh nó, nó khóc, nó mách thầy cô với bố mẹ, rồi chuyện bé lại xé ra to. Mày đánh nó là mày trúng kế nó rồi. Hơn nữa, biết đâu nó quen biết anh chị nào đó thì sao? Có khi người bị dạy cho một “bài học” là mày đó. - Chứ bây giờ mày bảo tao phải làm sao ? Cục tức này tao nuốt không trôi. - Trước hết cứ xem như chưa có chuyện gì xảy ra cả, tháng sau nữa lớp mình trực tuần rồi, mày phân công cho nó làm việc nặng chút là được. Trên ghế đá trước lớp học, Huyền và Thảo đã chờ sẵn ở đó, vênh váo nhìn nó với vẻ mặt đắc thắng. Để tránh nó không kìm được bản thân mà lao vào buộc tóc Huyền vào chân ghế nên khi thấy bóng dáng Huyền từ phía xa, mắt nó đã biết điều mà lảng đi chỗ khác rồi. Nhìn Huyền chỉ khiến nó mất công đi rửa mắt. Thấy nó không có chút phản ứng gì, Huyền tức lắm. Giờ ra chơi, Huyền cứ lượn đi lượn lại trước mặt nó thật khó chịu. Nó nhìn Huyền mỉm cười chào một cái, Huyền vừa tức vừa thẹn liền chạy ra ngoài sân. Trông thấy Huyền thật ngứa mắt, Hương hỏi: - Con Huyền công chúa vẫn còn ghim mày vụ hôm bữa đó à? Răng thấy cứ như muốn kiếm chuyện gây sự rứa? - Cần gì phải kiếm, nó gây sự luôn rồi. Sau khi nghe nó thuật lại mọi chuyện, Hương nảy ra một ý: - Tao vừa nghĩ ra cái này … - Hảo, hảo. - Nó vỗ đùi cái đét ra điều hưởng ứng. Chiều, học gần hết tiết 1 buổi thì thầy chủ nhiệm bước vào lớp: - Xin phép cô Phúc một chút ạ. Có bạn nào biết bạn Huyền với bạn Thảo đi đâu mà đến giờ vẫn chưa về đến nhà không? Lớp học vang lên tiếng rì rầm bàn tán. Một pha bỏ nhà đi bụi chăng? Cô Phúc dạy Anh văn phải gõ thước xuống bàn ra hiệu trật tự. - Thưa thầy, sáng nay xe bạn Huyền bị hỏng, mà bạn Huyền chở bạn Thảo nên chắc hai bạn đang còn dắt bộ về đấy ạ. - Các bạn không mang điện thoại à? - Dạ cái này thì em không biết ạ. - Cô Phúc tiếp tục giảng đi ạ, tôi xin phép. Trong lòng nó vui như 30 Tết. Muốn cười lắm nhưng vì xung quanh còn có người nên chỉ dám cười trong đầu thôi. Tưởng tượng cảnh Huyền với Thảo mặc áo chống nắng kín mít người đang dắt bộ dưới cái trời nắng, trong khi nó yên vị trong lớp học hưởng mùi thơm thoang thoảng của hương đồng gió nội thổi vào, gió mát thổi bay mồ hôi trên mặt là nó lại hềnh hệch ngồi cười như một con ngốc. Nhìn vẻ mặt ngu ngu của nó ngồi cười tận hưởng một mình khiến Phong cũng vui lây. Sau đó nó mới biết vì sao bố mẹ Huyền không biết mà lo lắng tới vậy. Máy của Thảo hỏng đang ở tiệm sửa chưa xong, còn của thì Huyền thì chả hiểu sao khi trống đánh tan học còn lướt f******k mà khi đang dắt bộ định gọi báo bố mẹ đã không thấy đâu. Và chẳng đứa nào nhớ số bố mẹ hay người thân cả, thành ra có mượn được điện thoại người qua đường cũng vô ích. Hôm sau Huyền nhận được tin có bạn nào đó lớp 11 nhặt được ở gần nhà vệ sinh nên nộp lên văn phòng báo đồ thất lạc. Huyền mang xe đi sửa, biết xe mình bị cố ý chọc thủng lốp nên mọi nghi vấn đổ dồn vào nó. Huyền làm ầm lên. "Làm ầm" không chỉ trong lớp mà còn mách với thầy chủ nhiệm nữa. Mỗi một giờ giải lao là Huyền lại chạy ra sinh sự. - Tao biết thừa là mày làm rồi, nhận đi con khốn. Nay Huyền không giở "bài tủ" giọt lệ cá sấu ra nữa mà nhảy vào kết tội nó luôn. Nó cũng không vừa: - Tao dại gì mà phải làm mấy trò như thế này, tao thà đường đường chính chính hành mày lao động còn hơn. - Không mày thì là lớp trưởng, lớp trưởng xì hơi xe tao. - Này, lần sau dùng não mà nói chuyện với tao nhá. Mày nghĩ thằng Phong là loại người sẽ làm mấy trò trẻ con bỉ ổi như mày à. Đồ IQ tương đương với nhiệt độ phòng, độ C ấy nhé, không phải độ F đâu. - Con Hương, mày bảo con Hương làm. - Xin lỗi đi chị ơi, con Hương nó ở trong lớp cả buổi ai cũng biết rồi. Mày còn nghĩ ra ai không đổ tội nốt đi. Nhận thấy ánh mắt không mấy thân thiện của bạn bè trong lớp, Huyền không nói nữa, hậm hực trở về chỗ. Lần này chỉ có mình Huyền đấu tranh thôi, Thảo không góp mặt bởi giữa trưa trời nắng, hai đứa phải dắt bộ nên sinh ra cáu gắt, cãi nhau rồi giận nhau luôn. Vì mấy chuyện này khá phiền phức, lại không có bằng chứng, camera trường thì chỉ có công dụng làm đẹp cảnh quan thôi nên chẳng quay lại được gì, vả lại chuyện học sinh bị xì lốp xe hay bị mất mũ bảo hiểm cũng là chuyện thường nên thầy cũng nhanh chóng kết thúc vụ này, đỡ rườm rà mất thì giờ. Nó hả hê hồi tưởng lại giờ ra chơi tiết 1 ... - Tao vừa nghĩ ra cái này … - Rồi Hương hạ nhỏ giọng xuống chỉ đủ cho nó nghe. - Hảo ý tưởng. Nhưng mà ai làm? - Tất nhiên không phải mày rồi vì nó sẽ nghi mày đầu tiên. Lớp trưởng cũng không được vì hắn không phải người sẽ làm mấy chuyện này, hay để tao đi. - Mày chơi với tao, kiểu gì chả bị nghi ngờ. Để thằng Phong làm đi, nó “con ngoan trò giỏi” như vậy nên ít bị nghi ngờ nhất. - Nhưng nó chơi thân với mày mà, hôm bữa mày còn đòi nợ cho nó nữa lại càng nghi. - Bởi vậy nó lại càng là ứng cử viên thích hợp. Vào học. - Hôm bữa tao đòi nợ cho mày, mày cũng nên hậu tạ tao gì chứ nhỉ? - Tao mua cho mày ly trà sữa nhé ? - Không, béo. - Vậy mày muốn gì? - Cái tao muốn sợ mày không chịu làm. – Mặt nó buồn thiu. - Việc khỉ gì tao chả làm được, cứ nói đi. - Xịt lốp xe máy điện của Huyền. Nghe đến đây, Phong chần chừ: - Hay là hôm sau mày hành nó lao động đi, chứ làm vầy tao nghĩ không ổn lắm. - Vậy mà nói việc khỉ gì cũng làm được. Có mỗi việc xì lốp nhẹ nhàng thôi mà cũng không làm được, uổng công tao phải làm giang hồ đòi nợ cho mày. – Rồi nó nằm dài ra bàn trông có vẻ thất vọng lắm. - Thôi được rồi, tao làm. Nó lôi chiếc com-pa sắt bóng nhoáng dưới gầm bàn ra. - Chọc cho nó nát bươm ra thì thôi. - Làm vậy ác quá không? - Hay tao chọc mày thay nó nhé. - Chọc 1 lỗ thôi đấy. - Đập giờ. Ít nhất 10 lỗ cả hai bánh. Rồi nó hí hoáy vẽ mấy hình tròn vào vở nháp để “làm màu”. Khoảng tiết 3 . - Hành động đi. – Nó “ra lệnh” Phong giấu chiếc com-pa vào túi quần rồi xin phép cô đi nộp giấy cho thầy chủ nhiệm. Cậu đi qua văn phòng nhà trường, rẽ vào chỗ cầu thang bên cạnh rồi đi bằng đường phía sau tiến thẳng tới nhà để xe bên hông tòa nhà. Cậu nhón chân đi nhẹ nhàng để không làm hai con chó bị xích ở gần đó thức giấc, cẩn thận len qua đống xe tới chiếc xe điện vespa màu trắng sặc mùi tiểu thư phía sâu bên trong rồi nghiến răng đâm tới tấp, không rõ vì cậu cần dùng lực hay do có thù oán gì với cái xe cũng như chủ nhân của nó nữa. Hai chiếc lốp xe vô tội bị đâm phải đến 20 nhát. Hai con chó bị tiếng động làm thức giấc tỉnh dậy, trợn mắt đe dọa nhìn về phía Phong, miệng gầm gừ. Phong cất chiếc com-pa sắc nhọn vào quần để tránh chúng nó nổi khùng nhưng khi cậu bước ra thì chúng nhảy đột nhiên vồ lên thi nhau sủa. Bác bảo vệ đang xách bình tưới vườn rau gần đó nghe động liền chạy tới. Lúc này Phong đã kịp rẽ vào hành lang nhưng bác đã thấy loáng thoáng bóng lưng ai đó liền đuổi theo . Phong chạy ra theo đường cũ, vì cửa sổ cao nên nếu có ai mơ mộng nhìn ra cửa sổ cũng không thấy cái đầu của cậu nhấp nhô ngoài đó, rồi cậu rẽ vào cầu thang, hít vài hơi thật sâu điều chỉnh nhịp thở rồi từ tốn bước lên tầng . Bác bảo vệ chạy tới, gọi: - Cậu kia! Phong quay lưng lại. - À, Phong đấy à. Nãy mày có thấy đứa nào chạy qua đây không? - Dạ nãy cháu chỉ thấy có anh nào đó lớn lớn chạy về phía nhà vệ sinh đầu bên kia thôi ạ. - Vậy hở. Cám ơn nhé! Rồi bác vội vàng chạy theo hướng Phong chỉ. Cậu mang tờ giấy có danh sách những người đã đóng tiền lên tầng 3 cho thầy chủ nhiệm. Quả như dự kiến, đến khi tan học thì hai bánh xe của Huyền bẹp dí, mang ra tiệm bơm duy nhất gần trường thì cũng đi được một đoạn là lại xẹp xuống. Thường Huyền chở luôn em gái với Thảo về, vì phải tải 3 nên hai bánh xe xẹp nhanh hơn. Nhà Huyền còn phải đi qua một cánh đồng trống trơn, và thế là cả 3 đứa phải quốc bộ cả một quãng đường dài giữa trời nắng chang chang. Ở cái vùng nông thôn nhỏ này, “chuyện trong nhà chưa rõ mà ngoài ngõ đã tường”. Cả lớp ai cũng biết chuyện con Yến em Thùy nên vốn đã không ưa Huyền nay người ta càng thấy chướng mắt với Huyền hơn. Vậy nên khi Huyền “kết tội”, chả ai đứng về phía Huyền cả. Đúng là xét theo những sự kiện gần đây, Thùy có khả năng cao nhất, nhưng nó chả dại gì mà làm chuyện dư thừa đó cả. Với quyền hành nắm trong tay, nó có thể hành Huyền đủ kiểu mà Huyền chẳng thể phản bác được. Còn Phong chơi thân với Thùy, nhưng Phong lớp trưởng hiền lành tốt bụng, mọi người tin rằng cậu không phải kẻ tiểu nhân như vậy, với cả Phong đủ hiểu cậu dễ dàng trở thành đối tượng tình nghi thứ hai nên tốt nhất cậu không nên dính dáng vào những chuyện như thế này. Chính vì với suy nghĩ đó mà mọi người mới mắc mưu nó và kết quả đã rõ, khi Huyền “kết tội” Phong cái là mọi người lườm Huyền liền. Còn Hương mới chơi với Huyền gần đây cũng có khả năng nhưng Hương ở trong lớp cả buổi, điều đó ai cũng biết. Hơn nữa vì Huyền tiểu thư, lại hay khoe khoang nên những người ghét Huyền có ít đâu, người ta ngứa mắt người ta chọc cho cũng không có gì là lạ. Nhưng thầy khép lại vụ án không có nghĩa là mọi chuyện kết thúc. Huyền vẫn chưa hết nghi ngờ Thùy và ngày càng cảm thấy ngứa mắt khi thấy Thùy. Còn cái mặt Thùy cũng sắp rách đến nơi do cứ bị Huyền liếc cho rồi. Chưa hết, Huyền còn phải tốn thêm khoản tiền lớn nữa để đi sửa điện thoại. Chả hiểu sao bị rơi mà kính cường lực vỡ tan tành, nứt luôn màn hình phía trong cứ như bị ném một cách đầy thù hằn vậy, may mà bên trong không hỏng hóc gì nhiều, chỉ bị hỏng cam chút thôi. Trông cái điện thoại vỡ thê thảm như vậy khiến bạn lớp 11 đó còn do dự không biết có phải là làm rơi thật không hay là rác, nữa nhưng chia buồn cho Huyền là bạn đó quyết định nhặt, chứ không Huyền đã cầm trên tay con Iphone mới nhất để khoe khoang rồi. Bình thường học sinh mất mũ rồi báo cáo lại nên nhà trường cũng làm ngơ vì những chuyện nhỏ nhặt đó không đáng quan tâm, chỉ nhắc nhở trước cờ lấy lệ thôi, nhưng do vụ này Huyền làm gắt quá nên nhà trường để tránh ồn ào về sau đành trích ngân sách sắm camera thật lắp khắp nơi.
Free reading for new users
Scan code to download app
Facebookexpand_more
  • author-avatar
    Writer
  • chap_listContents
  • likeADD