Chương 2: Ba Năm Hạnh Phúc

2252 Words
Tang Hoa ở cùng Đỗ Phi và Mã Lệ Dung rất tốt. Trong khoảng thời gian ngắn, cô bé nhỏ xíu gầy xơ xác ngày nào nay đã có da có thịt, nhìn không còn như bộ xương ghê sợ nữa. Cô bé ngoan ngoãn lễ phép, thôn làng hiền lành ai cũng yêu thương Tang Hoa. Hai người lấy nhau đã gần mười năm cũng chưa có mụn con nào, nhà chú thím cũng nghèo, nhà tranh vách lá đơn sơ. Đỗ Phi cũng đã từng đi làm thuê cho người ta ở Phủ Thương Lãng giàu có nhưng vì quá xa xôi, không yên tâm bỏ vợ một mình. Anh ta bỏ việc về quê cày ruộng, cuốc đất thuê. Cuộc sống cũng đủ ăn hàng bữa. Mã Lệ Dung ngày đêm trông ngóng có một đứa con, cô ấy ở nhà dưỡng thân thể béo tròn, mong một ngày bụng có đứa bé phát triển to lên. Mã Lệ Dung miệng độc nhưng tâm cũng tốt, bài xích Tang Hoa một thời gian ngắn, móc mỉa, quở rủa, lời nói nặng nề... Nhưng bây giờ đã đỡ hơn trước rất nhiều Mã Lệ Dung cũng đối xử tốt với Tang Hoa. Cô ấy vẫn luôn hằng mong muốn có một đứa con, dần dà cũng xem đứa trẻ không có nơi nương tựa ấy như con mình mà yêu thương. Từ ngày có Tang Hoa ở cùng, Mã Lệ Dung chịu ra đồng làm lúa. Đỗ Phi có thời gian đi cuốc đất thuê cho người ta, không phải chia ngày để làm một lúc hai công việc nữa. Bữa ăn hàng ngày cũng được cải thiện đáng kể. Tang Hoa mới bảy tuổi, từ bé đã thiếu ăn, thân hình nhỏ hơn những đứa trẻ cùng tuổi, nhưng cô bé rất giỏi, nhỏ vậy đã biết nấu cơm, dọn nhà cửa. Chú thím Đỗ chỉ cần đi làm, chuyện cơm nước ở nhà một tay cô bé lo liệu chu toàn. Tang Hoa thường giấu ít thịt và cơm vào túi áo, thường lén đi lên núi. Cô bé cẩn thận đặt cơm và thịt trên tảng đá, mắt hướng về phía xa xăm. Đứa trẻ này còn không biết hướng nào là thôn Mộc Tử, cô bé rất muốn biết mẹ của mình còn sống không? Muốn biết nhiều như thế nào cũng không thể biết! Hôm nay Đỗ Phi đi cuốc đất thuê cho nhà Dì Hoa. Mã Lệ Dung ra ruộng tát nước. Buổi trưa, Tang Hoa sắp hai phần đồ ăn trong lồng, nhón chân lấy chiếc mũ đan bằng tre được móc trên mặt tường đất, đội lên đầu. Cô bé như con sóc nhỏ chạy nhanh về hướng nhà Dì Hoa. Tang Hoa đến nơi, lấy tay bé nhỏ quét qua trán, lau hết mồ hôi nhễ nhại trên khuôn mặt chỉ bằng lòng bàn tay người lớn. Dì Hoa thấy đứa nhỏ, rụt rè đứng trước cổng liền gọi vào, rót nước đưa tới tay cô bé. Tang Hoa đặt cạp lồng dưới đất, giơ hai tay đón lấy ly nước, miệng nhỏ rối rít cảm ơn. Dì Hoa chỉ chỗ Đỗ Phi đang làm, Tang Hoa xách cặp lồng chạy đi về hướng đó. Đứa nhỏ nhìn thấy Đỗ Phi ở phía xa xa, cô bé cố rướn cổ gọi lớn. - Chú Đỗ, ăn cơm. Đỗ Phi nghe tiếng gọi non nớt, vứt cuốc sang một bên, tới chỗ cô bé đang đứng đợi. Đỗ Phi nắm bàn tay bé nhỏ dẫn tới gốc cây ngồi dưới bóng mát, cả hai ngồi xuống, anh hỏi. - Con ăn cơm chưa? Tang Hoa lắc đầu. - Lát nữa con ăn cùng với thím. Tang Hoa là đứa trẻ ít nói, cô bé chỉ trả lời khi có người hỏi chuyện trước, chưa từng bắt chuyện với ai bao giờ. Đôi bàn tay nhỏ xíu nhanh nhẹn soạn cơm trong cạp lồng ra. Ngồi chờ Đỗ Phi ăn xong rồi gom chén đũa lại, cất vào trong cạp lồng. Đỗ Phi ăn rất nhanh, bưng chén húp hết nước canh, lấy tay áo chùi miệng. Anh ta khen Tang Hoa nấu ăn ngon, rất hợp khẩu vị. Ngày nào anh ta ăn xong cũng khen cô bé giỏi giang, nấu ăn ngon... Đứa trẻ ấy ngồi im ru không nói gì, chỉ biết cúi mặt. Anh ấy thương đứa trẻ, nhỏ tuổi siêng năng, chịu khó. Cô bé ở với vợ chồng anh cũng chưa quen, cô bé làm gì, nói gì cũng sợ sệt nên anh khích lệ vài câu, mong muốn đứa trẻ mở lòng mà sống vui vẻ. Chạy tới ruộng, thời điểm giữa trưa mặt trời lên cao nhất trong ngày. Tang Hoa ngồi trong lều, soạn cơm ra sẵn chờ thím Mã. Đôi chân nhỏ chạy rất nhanh, cơm canh vẫn còn ấm, rồi ra ngoài lều, ngồi chờ... Mã Lệ Dung thấy cô bé ngồi ngoài nắng, liền mắng hai câu, dặn bữa sau phải ngồi trong lều đợi. Cô ấy dịu dàng, mắng yêu. - Con mà ốm thì thím không có tiền chữa bệnh đâu! Giọng lo lắng của Mã Lệ Dung hệt như một người mẹ. Tang Hoa rất nghe lời, yên lặng gật đầu. Nhìn cái đầu nhỏ ngoan ngoãn cúi nhẹ, cô ấy cười xoa đầu đứa nhỏ, bảo cô bé ngồi xuống cùng ăn cơm. Thời gian yên bình trôi qua, năm nay Tang Hoa mười tuổi. Cô bé ở trong thôn Thuận Kiều ngót nghét cũng được ba năm. Một ngày trong làng xuất hiện một lão già râu tóc bạc phơ, ăn vận đơn giản, trong tay dẫn theo một đứa bé trai tuổi chừng mười mấy, không biết từ đâu tới, dân làng có hỏi nhưng ông ấy chỉ nói đúng một câu: - Ta là người biết chữ, có thể dạy chữ cho những ai muốn học, không kể tuổi tác hay tầng lớp gì. Nếu vậy ông ấy chính là người duy nhất trong làng biết chữ, dân làng gọi ông tên thân mật là ông Giáo. Ông Giáo dạy học không lấy tiền, cứ ai học một buổi trả cho ông hai nắm gạo là được. Dân làng ở đây ai cũng đầu tắt mặt tối làm lụng kiếm ăn, thời gian đâu mà học chữ, có học chữ cũng không để làm gì. Suốt đời quanh quẩn trong thôn, có đi xa làm công cũng không cần người phải biết chữ. Ông Giáo dạy cho mấy đứa nhỏ trong làng. Ông dạy học ngày hai buổi, Buổi sáng chiều ông ấy mở cửa cho những đứa trẻ vào học, buổi tối lại đóng kín cửa. Ông Giáo và đứa trẻ đó không tiếp xúc với người trong thôn làng, ông ấy sống âm thầm lặng lẽ, không quan tâm đến ai... Đỗ Phi muốn cho Tang Hoa đi học, nhưng Mã Lệ Dung nói đi học rồi ai nấu cơm, mà biết chữ thì dùng vào đâu chứ? Nên cô bé không được đi học, mỗi ngày vẫn đều đặn mang cơm tới hai chỗ. Mấy đứa trẻ trong làng được đi học, chúng nó hay đếm số, hát bài vè. Tang Hoa ở trong nhà nhẩm học theo chúng nó. Buổi tối cô bé ngủ một mình trên chiếc giường tre nhỏ, đối diện giường chú thím, có một tấm vải cũ che ở giữa. Tang Hoa ngủ mê đếm số. Hai người lớn đang nằm với nhau mong muốn có đứa con. Đỗ Phi nghe được đứa trẻ học theo mấy đứa nhỏ trong làng, quyết định xong chuyện chính, bàn với vợ, cho cô bé đi học. Mã Lệ Dung cũng thương Tang Hoa, đồng ý cho cô bé đi học, nhưng chỉ được học nửa buổi, mất mỗi ngày một nắm gạo, còn nửa buổi phải chạy về nhà nấu cơm. Tang Hoa được đi học, tới lớp mang theo trong túi một nắm gạo, được gói trong lá chuối. Cô bé lấy gạo trong túi ra, đổ vô cái chum nhỏ để trên bàn ông Giáo. Tang Hoa mỗi buổi học được ông Giáo phát cho một cây tre làm bút, miếng lá chuối được phơi khô, hủ đựng mực bằng quả hoa mùng tơi chín. Cuối buổi tất cả không được đem về, ba thứ được phát lúc học phải nộp lại cho ông ấy. Lá chuối trong làng cũng không nhiều, ông Giáo lấy lá chuối cũ, rửa nước, phơi khô, lại lấy miếng lá đó phát cho mấy đứa nhỏ học tiếp. Tang Hoa chỉ được đi học nửa buổi, nên cô bé chậm hơn mấy đứa khác. Tư chất thông minh, ông Giáo dạy gì cô bé cũng nhớ, nhưng học nửa buổi, cũng không biết nhiều chữ bằng những đứa trẻ trong thôn. Tang Hoa biết chữ, miếng lá chuối đầu tiên cô bé dùng nửa buổi chép kín chữ. Hôm nay Tang Hoa không chú tâm lời ông Giáo chỉ dạy, chỉ chăm chú viết trên lá chuối “thư gởi mẹ” kể về cuộc sống hiện tại của mình với mẹ đầy trên mặt lá, nét chữ nhỏ nhắn, xiên xiên vẹo vẹo nhưng cô bé cũng đã rất cố gắng rồi! Giữa buổi Tang Hoa xin phép được giữ lại miếng lá chuối, ông Giáo lắc đầu, cô bé mím môi im lặng không nói gì, dâng miếng lá bằng hai tay trước mặt ông ấy. Ông Giáo nheo mắt, đọc chữ viết non nớt của Tang Hoa, ông nhìn đứa trẻ trước mặt, mắt ông rưng rưng, đưa lại tấm lá chuối, cô bé cúi đầu nhận. Đứa trẻ ngạc nhiên mừng rỡ, khoé môi mở nụ cười nhỏ, cảm ơn ông Giáo, vội vàng chạy về nấu cơm. Đứa trẻ mà ông Giáo dẫn theo rất đẹp trai, da trắng, đôi mắt rõ hai mí, sóng mũi thẳng, đôi môi hồng hồng, căng mộng. Hoàn toàn khác với những đứa trẻ ở đây, da chúng nó đều ngâm đen, so sánh ra thì chỉ cần nhìn thoáng qua cũng thấy sự khác biệt rất rõ. Đứa trẻ đẹp đẽ này cũng như ông Giáo, không bao giờ tiếp xúc với người khác. Đứa trẻ lớn hơn Tang Hoa bốn tuổi. Năm nay đứa trẻ đó được mười bốn tuổi. Đứa trẻ ở nơi xa tới đây. Mấy đứa trẻ trong làng hay ghẹo là cục bột trắng nhưng cậu bé đi cùng ông Giáo cũng không hề mở miệng nói tiếng nào. Hôm đó Tang Hoa nấu cơm xong vội vàng chạy đi đưa cơm cho chú thím ăn xong thời gian còn lại liền tranh thử chạy đi, đôi chân nhỏ liền chạy thật nhanh đến nhà ông Giáo, đứng bên hông cửa nghe ông ấy giảng bài. Đứa trẻ nhà ông Giáo bị phạt quỳ gối sát bên hông cửa nhà. Tang Hoa không biết đã xảy ra chuyện gì, lúc nãy cô bé ở trong lớp, cũng không có chuyện gì xảy ra. Cô bé chớp đôi mắt tròn nhìn đứa trẻ đang quỳ, mặt cậu ấy cúi xuống đất, nhìn kiến bò qua bò lại. Đứa trẻ quỳ thẳng lưng, không nhúc nhích một chút nào. Cô bé như con sóc nhỏ chạy đi... Lúc trở lại cô bé ôm một đống cỏ nhỏ khô, tới gần đứa trẻ đang quỳ. Tang Hoa chỉ tay vô nhúm cỏ, rồi hướng ánh mắt xuống đầu gối đứa trẻ đang quỳ. Bàn tay nhỏ xíu lấy cỏ khô chèn vô đầu gối đưa trẻ đang quỳ ấy, chợt nghe hai tiếng nhỏ như dế kêu vang vào tai. - Cảm ơn! Tang Hoa mở to đôi mắt, đứa trẻ ấy biết nói, trong làng ai cũng nghĩ đứa trẻ của ông Giáo bị câm! Tang Hoa ghé sát tai đứa trẻ ấy hỏi nhỏ, cô bé sợ ông Giáo nghe được đang nói chuyện với đứa trẻ này. Cô bé ham học lo sợ mình bị đuổi không được tới đây học nữa. Tang Hoa chu môi nhỏ, giọng cô bé như được bọc đường, ngọt ngào, trong vắt. - Anh tên gì? Đứa trẻ đang bị phạt ấy, đã quỳ một lúc lâu hai đầu gối đau rần, cúi đầu suy nghĩ một lúc mới trả lời lại. - Trần Nhậm Siêu. Tang Hoa nghe tên Nhậm Siêu cảm thấy thật hay, Cô bé hỏi lại “siêu” có phải là rất “siêu” không? Đứa trẻ lắc đầu không trả lời. Tang Hoa cũng không có thời gian nghe đứa trẻ ấy trả lời mình. Cô bé lại cúi đầu, che một bên miệng ghé vào tai Nhậm Siêu nói nhỏ. - Em tên Tang Hoa! Nói xong Tang Hoa chạy đi mất. Trần Nhậm Siêu gom cỏ khô thành một búi nhỏ, lấy một cọng cỏ, cột búi cỏ lại, ném ra xa... Tang Hoa lần đầu tiên nói nhiều như vậy, cũng là lần đầu tiên cô bé cảm thấy thích nói chuyện với một người... Trần Nhậm Siêu từ bé đã bị tổn thương tâm lý, nên cậu bé không muốn tiếp xúc với ai! Khi cậu ấy nghe giọng nói của cô bé, ngọt ngào như dòng nước đầu nguồn, chảy vô tai cậu, rồi trôi trong trái tim nhỏ bé chưa biết cảm xúc đang dâng trong tim là thứ gì? Mơ hồ như mộng!
Free reading for new users
Scan code to download app
Facebookexpand_more
  • author-avatar
    Writer
  • chap_listContents
  • likeADD