CHƯƠNG 1: GIẢI THOÁT(1)

2895 Words
Mùa hạ năm ấy cô thi xong tốt nghiệp cấp ba, có thể nói đối với người khác có thể đây là thời gian tốt đẹp nhất sau 12 năm khổ luyện vì cả cơ thể và tinh thần đều được thả lỏng, không phải thức khuya học bài cũng không phải vùi đầu vào đống đề cương ôn luyện cao chồng chất nữa. Một số người sau khi thi xong có thể sẽ được gia đình thưởng cho những chuyến đi chơi thú vị ở trong nước hoặc nước ngoài, một số khác lại chọn ở nhà phụ giúp bố mẹ, tất cả bọn họ đều có thể nói lời âu yếm với bố mẹ của mình. Nhưng đối với cô có lẽ những lời quan tâm, yêu thương ấy lại là những món quà rất xa xỉ, không thể chạm tay tới. Bởi có lẽ thứ mà cha mẹ cho cô chỉ là sự chu cấp đầy đủ, không phải lo lắng về chi phí học tập và sinh hoạt, ngoài ra những thứ đó thì cô không có điều gì nữa. Cô biết rằng nếu bản thân không thể đạt điểm để đỗ vào một trường đại học danh tiếng hoặc là trường học trọng điểm thì cô sẽ nhận lấy mọi sự thất vọng, buồn bực của mẹ cô, hơn nữa còn có sự coi thường từ những người xung quanh. Nhưng có lẽ không có nỗi buồn nào bằng nỗi buồn mà chính người sinh ra mình đem lại, lại càng không có sự dè bỉu nào so sánh được với sự dè bỉu của chính những người mà bản thân hằng ngày vẫn thường gọi bằng bác, bằng chú, bằng dì. Cô vốn là người nhạy cảm, nên từ khi biết nhận thức còn đã hiểu rõ sức mạnh của những lời nói, sự mệt mỏi của những việc tranh đua, ganh tị lẫn nhau. Đối với cô, ngoại trừ ông bà ngoại đã cưu mang cô suốt những năm tháng còn bé đến khi cô 4 tuổi thì đã không còn ai có đủ bao dung hay yêu thương cô, biết quân tâm đến cảm xúc dao động bất thường của cô. Những năm tháng tuổi thơ ấy là những kỷ niệm tốt đẹp nhất mà cô đã có được, cô cẩn thận gói ghém lại, khắc ghi trong lòng, rồi lặng lẽ cất nó vào nơi mềm mại nhất trong trái tim. Kí ức hồi nhỏ ùa về trong tâm trí cô, lặng lẽ thấm vào từng tế bào, ôm lấy thân thể nhỏ bé mong manh ấy. Những ngày còn bé, bà ngoại hay ôm cô đi chơi xung quanh ngôi làng nhỏ ven một con sông hiền hòa luôn đầy ắp những dòng chảy tuổi thơ của rất nhiều thế hệ đã và đang sống ở nơi đây. Từ nhỏ do thiếu hơi mẹ nên cô rất quấn lấy bà ngoại, bà vừa làm bà lại vừa làm mẹ của cô. Cũng vì thế mà một lần cô ngủ dậy nhưng lại không nhìn thấy bà mặc dù cô đã tìm mọi nơi trong nhà , thế là cô bèn chạy đi tìm. Sau đó, bất chợt cô lại thấy bóng dáng quen thuộc của bà trên chiếc xe đạp chạy ngang qua, cô vội vàng đuổi theo và gọi mãi nhưng tại sao bà không quay lại nhìn cô cũng không đáp lại cô như mọi lần cô vẫn thường gọi. Chiếc xe có hình dáng quen thuộc ấy vẫn tiếp tục lăn bánh cho đến một quãng rất xa, cô bé con vẫn tiếp tục chạy theo phía sau. Sau đó một gia đình ở ven đường thấy cô chạy ở đằng sau một chiếc xe đạp mà chiếc xe kia dường như không có dấu hiệu dừng lại mà cô bé thì dường như đang yếu sức dần. Thấy như thế người phụ nữ vội gọi người chạy xe dừng lại. Khi đó cô mới thấy rõ mặt người ấy, lại không phải bà ngoại cô. Cô sợ hãi đến bật khóc lên sau đó liên tục đòi về với bà ngoại. Cũng may gia đình kia quen biết bà ngoại cô do là người cùng làng lại thêm cô hay được bà dẫn đi chơi nên họ thu xếp công việc trong tay rồi dẫn đưa cô trả về nhà bà ngoại. Hôm ấy cả nhà được phen rối loạn vì không tìm thấy cô. Khi cô được đưa về nhà, bà ôm lấy cô và khóc như mưa, có khi trời mưa cũng không thể bằng được sự xúc động lúc ấy của bà, người bà run rẩy không thôi, hai tay bà ôm chặt khiến cơ thể cô cảm thấy mình như sắp không thở được. Lúc ấy còn nhỏ chưa biết nhiều, sau này lớn lên mới thấu hết được cảm giác lúc ấy của bà ngoại cô. Cảm giác sợ hãi xen lẫn hoang mang khi trở về mà không thấy cô mà càng tìm lại càng không thấy chút ít dấu vết nào của cô. Sau này lớn lên cô được bà kể lại rằng lúc ấy bà đã khăng khăng muốn ông ngoại và bác trai cả của cô xuống cả những ao lớn nhỏ xung quanh nhà gần để dò xem liệu rằng cô có hay không đã trượt chân ngã xuống dưới đó mà không có ai biết hay chăng. Sau sự kiện thót tim ấy thì còn một chuyện cũng là kỷ niệm đáng nhớ đối với cô. Bà thường nói trêu với cô rằng: “Nhất cháu cưng của bà nhé, được học hơn các bạn khác khác một năm nhé đấy." Bởi vì hồi ấy chị gái con của bác trai cả hơn cô 1 tuổi. Chị ấy đi học lớp mầm 4 tuổi. Còn cô 3 tuổi nhưng ở nhà còn rất nhiều việc nên bà ngoại quyết định cho cô đi học theo chị gái. Thế là thành ra cô học 3 năm ở lớp mầm từ lúc 3 tuổi đến lúc 5 tuổi. Nhắc lại câu chuyện ấy mà cô vừa buồn cười vừa lại vừa sợ . Chuyện là hồi ấy bác cô hay đưa hai chị em đi học bằng xe đạp, vốn là cô không ngồi quen cũng không biết nên để chân ở đâu vì vậy đều phụ thuộc vào sắp xếp của bác trai cả. Khi đó còn nhỏ nên cô không ý thức được rằng chỗ để chân gần bánh xe mà bánh xe lại có nan hoa rất nhiều. Một buổi sáng như mọi ngày, cô vẫn như thường lệ leo lên xe để bác trai cả đưa đi và cũng chưa quan tâm lắm đến đôi chân bé xíu của mình, để cho bác đặt đôi chân kia ở đâu thì ngoan ngoãn ở đó. Đi một đoạn cô mới thấy có gì đó như kiến cắn, ngày càng nhiều hơn cảm giác đau đớn, cơn đau buốt ập lên đại não. Cô vỗ vỗ vào tấm lưng phía trước và khóc lên. Bác trai cả vội dừng xe, đi xuống xem xét thì lại không thấy cô vỗ vào người. Vì khi bác xuống xe chiếc xe không còn quay những chiếc nan hoa ấy vào chân cô nữa, cơn đau lại giảm dần nên cô không nói gì. Mà hồi bé cô lại không yêu thích nói chuyện. Bác trai cả hỏi cô với vẻ mặt đầy lo lắng: "Con bị đau ở đâu ? Con chỉ bác, bác xem cho con không đau nữa được không?" Cô không trả lời câu hỏi của bác, cũng không chỉ vào gót chân đang đau của mình mà chỉ nói vỏn vẹn một từ với khuôn mặt có đôi chân mày thanh tú chỉ khẽ hơi nhíu lại: "Đau!" Bác trai cả của cô lúc ấy phần là vội vì sắp trễ giờ đưa trẻ, phần vì cô không nói rõ nên lại tiếp tục đi. Cứ như thế cho đến lúc đến được trường mầm non thì gót chân cô đã chảy đầy máu. Cô giáo ra đón trẻ hốt hoảng đỡ cô xuống, bác cũng tái xanh mặt mày, vội đưa cô đi khử trùng và băng bó vết thương. Sau đó bác trai cả đưa cô trở về. Hồi ấy bác còn trẻ nên rất sợ bị la mắng, cũng dấm dúi cho cô cái kẹo mút mặc dù biết là cô rất ít khi nói chuyện với ai. Nhưng nào có chuyện gì có thể qua được con mắt hết mực yêu thương cháu gái của bà cô chứ. Sau khi nhìn thấy vết thương thì bà tức giận lắm, có cầm chổi đánh bác vài roi và trách bác rất nhiều. Sau này nghĩ lại cô cũng tự bất cười. Ai bảo bác trai cả sợ bà ngoại cô nhất chứ. Những kỷ niệm ấu thơ ấy luôn là những kỷ vật đẹp và tươi sáng trong lòng cô. Đến khi cô được 5 tuổi thì bố mẹ cô đi làm ăn xa trở về. Mặc dù đã lăn lộn bên ngoài nhiều năm nhưng cuộc sống của bố mẹ cũng không dễ chịu chút nào, luôn phải ăn uống tiết kiệm. Mẹ cô luôn nhắc nhở cô rằng : "Con phải học thật giỏi để sau này có thể làm được nhiều tiền , phải rèn luyện bản thân nhiều hơn thì mới có thể lấy được nhà chồng giàu có." Chẳng biết từ khi nào cô mà cô dần trở lên bị ám ảnh bởi những chữ được lặp đi lặp lại từ mẹ cô nào là ‘tiền’, ‘giàu’, ‘học hơn người khác’, rồi cả những so sánh với những anh chị khác, những đứa trẻ khác mỗi khi hai mẹ con gặp mặt nhau. Những lời nói của mẹ khiến tâm hồn của cô vốn khép kín thì nay đã hoàn toàn đóng chặt lại. Cô cũng không biết lời quan tâm của mẹ cô như vậy là đúng hay sai, hay là do cô quá nhạy cảm nên mới suy nghĩ như vậy. Nhưng nó như một áp lực vô hình đè nén cô suốt những năm tháng sau này cho đến hôm nay, kì thi lên đại học diễn ra cũng là lúc bắt đầu đẩy cô gần đến ngõ cụt của cuộc đời, mọi thứ sụp đổ hoàn toàn. Khi cô bước ra khỏi phòng thi , những bạn học khác thì được cha mẹ ân cần lo lắng vì tiết trời mùa hạ rất nóng, nhiều ngày trên 40 độ C. Những câu hỏi có ổn không, con thấy thế nào, có bị áp lực không khiến cô phải đưa ánh mắt sang nhìn, khi họ cảm nhận được ánh mắt của cô thì cô lại vội vàng quay đi. Ánh mắt cô cũng có chút mong chờ nhưng thứ cô nhận lại lại là: "Có thể đỗ trường tốp không ? Tính được bao nhiêu điểm? Có để ý xem cái An có làm được bài không mẹ thấy nó cười tươi lắm,…" Thật sự cô không còn sức để có thể chịu nổi nữa, đáy mắt thất vọng tràn trề, mặc kệ mẹ đang theo hỏi cô quay người trở về nhà. Cứ nghĩ rằng thi xong thì cô sẽ có khoảng thời gian nghỉ ngơi không bị làm phiền hay ám ảnh bởi những người mà mẹ cô so sánh. Nhưng cô đã nhầm! Ngoài học tập cô cũng bị đem ra so sách về năng lực nữ công gia chính. Mẹ cô muốn cô tìm một người chồng giàu vì vậy cô cũng phải hiểu nhiều biết nhiều. Mẹ cô không ngần ngại đưa cô đi học thêm nhiều lớp khiêu vũ, đàn hát, nấu ăn,... cũng không biết từ khi nào cô đã không còn thời gian cho chính bản thân nghỉ ngơi. Cô thật mệt mỏi, chán nản lại ăn không ngon miệng cũng vì thế mà cô ngày càng gầy đi trông thấy, không còn đủ sức để học nữa. Mà mẹ cô lại cho rằng con gái đang giảm cân giữ dáng nên cũng không nói nhiều. Hôm nay cô có lớp học khiêu vũ, vì thiếu ngủ trầm trọng lại thêm việc ăn uống không điều độ mà cô cảm thấy choáng váng một trận, cơ thể rơi tự do, sau đó bóng tối bao trùm lấy thân thể của cô. Trong khoảnh khắc cuối cùng cô chỉ kịp nghe loáng thoáng có rất nhiều người gọi tên mình rồi ý thức dần tan rã không còn biết gì nữa. Khi cô tỉnh lại thì đã thấy bản thân đang trong bệnh viện, cánh tay đau xót, cô cúi người nhìn thì thấy kim tiêm rất nhiều đang cắm vào người để truyền dịch, là nước biển và nước hoa quả . Vì số lần cô vào viện cũng không ít nên cô có thể nhận dạng được một vài vị thuốc cũng như hiểu được khái quát sơ lược về bệnh tình của bản thân. Cô nhắm mắt lại nghỉ ngơi ,không muốn nghĩ đến những chuyện sắp tới nữa. Không bao lâu sau phòng bệnh vang lên âm thanh quen thuộc. Một âm thanh già nua mà rất có sức áp đảo còn một giọng nữ trung niên mà cô không thể quên.Đó là bà ngoại và mẹ cô! Giọng người phụ nữ mang theo chút tức giận vang lên: "Mẹ, con chỉ muốn tốt cho con bé mà thôi, nếu sau này nó gả vào nhà giàu thì nó yên ổn cái thân của nó. Con không muốn nó như con." Tiếng bà ngoại cắt ngang lời mẹ: "Như con thì làm sao, cuộc sống của con không phải là chồng giỏi con ngoan à, con còn thấy chưa đủ hay sao." "Mẹ nói cho con biết, cuộc đời của cháu gái mẹ thì hãy để nó tự tuyết định. Quyền của con chỉ là tham khảo ý kiến và tham vấn cho nó để nó không đi lệch đường của nó thôi." "Con thử ngẫm lại mình xem con đã làm gì, chẳng phải ngày xưa bố mẹ cũng đâu có ngăn cấm con, con muốn theo ý mình nhưng sao con lại bắt con bé phải theo ý con chứ. Chẳng phải rất bất công với con bé sao?" "Con tự nghĩ xem từ khi con bé được con đón về nó đã thật sự vui vẻ ngày nào chưa?" Giọng bà chất vấn cùng sự bất lực với đứa con gái này. Nhưng mặc kệ cho bà có nói gì thì mẹ vẫn không chịu nhượng bộ: "Nhưng con chỉ muốn nó tốt mà thôi, không phải chịu khổ như con... mẹ đừng dạy hư con bé nữa!" Bà ngoại cũng không nói được gì nữa, khẽ hừ một tiếng rồi quay người bỏ đi. Bà ngoại tức giận bỏ vào trong phòng. Bà biết tính cách của đứa con gái này của bà không hề nghĩ mình sai, luôn tự cho bản thân mình là đúng, người khác luôn nghe theo thì mới tốt. Nói thẳng ra là quá cứng nhắc và bảo thủ. Biết sao được bây giờ. Các cụ đã có câu ‘cha mẹ sinh con, trời sinh tính’ bà cũng không biết làm như thế nào nữa, bà khẽ thở dài ngao ngán. Bước vào phòng đã thấy cháu gái tỉnh từ lúc nào, vội vàng bước đến bên giường hỏi han cô ân cần. Cô nhìn thấy bà như thấy cứu tinh của cuộc đời, vội vã ôm lấy, tham lam hít vào mùi hương quen thuộc đã lâu không được gần gũi, khóe mắt cay cay, âm thanh khóc nấc lên nghe ngày càng rõ ràng, nó làm cho bà ngoại đau như ai cắt ruột vậy. Đứa trẻ bé bỏng của bà hồi nào vẫn luôn quấn lấy bà, là bà chăm sóc nó từ khi nó mới 18 tháng tuổi. Khuôn mặt bé bé trắng xinh ngày nào vẫn in hằn trong dòng kí ức của bà. ấy thế mà bây giờ nhìn con bé thật hốc hác, mắt thâm quầng vì thời gian dài không ngủ được, còn có cả tơ máu đỏ quạnh .. "Thật là khiến bà già này đau lòng mà. Cháu gái ngoan, bà đưa con về sống với bà nhé?" Bà ngoại luôn là chỗ dựa vững chắc nhất của cô trong cuộc đời này, khuôn mắt bà hiền từ với ánh mắt lộ rõ ra vẻ cưng chiều yêu thương lại pha chút chua xót chợt lóe. Nhìn thấy đứa cháu gái bé bỏng mà mình nuôi từ bé chịu những áp lực đau lòng như vậy khiến trái tim già nua ấy như bị bóp chặt lại. Bà khẽ vuốt mái tóc đen dài mà óng ả của cô như cưng nựng mà chiều chuộng. Giọng bà hiền từ mà ấm áp quá, cô rất luyến tiếc giọng nói này bởi từ bé cho đến khi 4 tuổi, người chịu lắng nghe và thấu hiểu cô cũng chỉ có số rất ít, trong đó bà là người có thể nhận ra mọi bất thường trong cô từ những cử chỉ nhỏ nhất.
Free reading for new users
Scan code to download app
Facebookexpand_more
  • author-avatar
    Writer
  • chap_listContents
  • likeADD