CHƯƠNG 2: Gặp gỡ định mệnh

2064 Words
Nghe ba tôi kể, ngày trước gia đình chúng tôi cũng khá giả ở Bến Tre, nhưng có một số biến cố đã khiến cơ nghiệp nhà tôi về lại con số không. Ba tôi phải lưu lạc trên đất Tiền Giang một thời gian rồi gặp mẹ tôi ở đó. Hai người kết thân rồi nguyện ở cùng nhau, về sau muốn có cuộc sống ổn định hơn, ba cùng mẹ quyết định lên Sài Gòn để kiếm sống. Lúc ấy, anh trai tôi chỉ mới 5 tuổi. Không có nhà cũng không đủ tiền để thuê một căn trọ nhỏ, gia đình tôi đành ở tạm trong một căn nhà bị bỏ hoang. Cuộc sống cơ cực, mỗi ngày mẹ phải bươn chải, buôn gánh bán bưng cho đến tận khuya. Sau 3 năm, nhà tôi cũng chẳng khá giả hơn là bao, nhưng điều mà mẹ tôi không ngờ tới, đó chính là mang thai thêm cả tôi. Khó khăn chồng chất khó khăn khiến mẹ tôi bị trầm cảm nặng, khi tôi vừa ra đời được 4 tháng, mẹ tôi đã qua đời. Quá đau buồn trước cái chết của mẹ, ba tôi sa đà vào bia rượu, bỏ bê công việc, chẳng muốn quang tâm đến chúng tôi. Anh hai là người đã chăm sóc tôi trong suốt khoảng thời gian ấy, khi đó anh cũng chỉ là một đứa trẻ, xin việc cũng không ai dám nhận, đành đi bán vé số kiếm chút tiền phụ trang trải cuộc sống. Vẫn tưởng, chúng tôi sẽ sống hết những tháng ngày còn lại trong ngôi nhà đã dần mục nát. Nhưng có lẽ ông trời đã sắp đặt một cuộc gặp gỡ định mệnh giữa chúng tôi với ông chủ La. Sáng hôm đó, anh hai đi bán như bình thường, bỗng thấy một cậu bé mãi dí theo một trái banh rồi rơi xuống nước. Cậu bé ấy không ai khác chính là Tân Thành. Để trả ơn, ông chủ La có đưa cho anh hai một số tiền, đủ để gia đình sống cả tháng ở nhà mà chẳng cần đi bán cực khổ. Anh hai lúc đó cũng thật ngốc, anh ấy đã từ chối, mà còn dõng dạc nói: “Cháu cảm ơn chú, nhưng số tiền này cháu không lấy đâu. Cháu cứu con trai chú, không phải để nhận ơn. Cháu mong chú hãy chú ý con trai mình hơn. Chỉ cần một phút bất cẩn, sự đau lòng của chú cũng không khiến mọi thứ trở lại.” Tôi hiểu rất rõ vì sao anh hai lại nói như vậy, có lẽ anh ấy đang rất nhớ đến mẹ. Nhưng riêng ông chủ La rất bất ngờ về câu nói đó, đặc biệt hơn nó lại xuất phát từ trong suy nghĩ của một đứa bé chỉ mới 9 tuổi: “Chú hiểu rồi, cháu làm chú, cảm thấy thật có lỗi với con trai chú. Mà ba mẹ cháu đâu, sao cháu lại đi bán vé số thế này?” Ông ấy cười, đưa cánh tay ôm choàng Tân Thành. “Vì hoàn cảnh.” Anh tôi trả lời cụt ngủn. “Cháu có muốn chú giúp đỡ gì không?” “Dạ không. Thôi! Cháu phải đi. Tạm biệt chú.” Anh hai mặt mày lem luốc, quần áo ướt sũng, dụi dụi mắt rồi cầm xấp vé số lên quay người đi. Ngay khi anh tôi rời khỏi, ông chủ liền sai người theo anh về nhà. Biết được gia cảnh nhà tôi đang gặp khó khăn, ông chủ La mở lời đưa cả gia đình tôi về nhà ông ấy sinh sống. Ông chủ đã giúp anh hai tôi được trở lại trường học, ba tôi có một công việc ổn định hơn, tôi được gửi học tại một ngôi trường tốt, cả nhà tôi mang tiếng ở trọ mà lại không cần trả một đồng nào, tiền học phí của chúng tôi cũng được ông chủ La lo hết. Cũng chính nơi đó, tôi và cả anh hai được sống chung một mái nhà với Tân Thành. Chúng tôi đã lớn lên cùng nhau, ăn cùng nhau, ngủ cùng nhau. Những đứa trẻ năm đó, cứ thế mà lớn lên trong yên bình. Năm 18 tuổi, anh Thành phải ra nước ngoài du học, năm đó tôi vừa tròn 14 tuổi và chúng tôi phải rời xa nhau: “Na Vy, đợi anh về nhé, anh nhất định sẽ trở về thăm em.” Nói xong, Tân Thành ôm tôi một cái thật chặt, trái tim tôi chợt thắt lại giống như đang khuyết đi một điều gì. Có lẽ do tôi đã quen với sự tồn tại của Tân Thành trong cuộc sống của mình, liệu nó có giống như tình thân không? Hay xuất phát từ một tình cảm đặc biệt nào khác? Tôi cứ loay hoay suy nghĩ mãi, rồi gọi cho Quyên, nhỏ bạn thân từ hồi mẫu giáo: “Ê Quyên!” “Gì hả?” “Tao có một cảm giác rất lạ. Kiểu như, mỗi phút, mỗi giây trôi qua hình bóng của họ luôn xuất hiện trong tâm trí tao, cứ nhớ đến người đó là miệng tự nhiên mỉm cười. Hồi chiều này anh Thành còn ôm tao một cái trước khi đi.” “Có phải tim mày đập rất nhanh không?” Quyên hỏi. “Đúng, đúng, nó đập rất nhanh, tao còn tưởng bị bệnh tim.” “Đúng rồi, mày bị bệnh tim mà.” “Thật sao?” “Là tim thòng đó!” Nhỏ Quyên cười khúc khích. “Con quỷ, mày lại khịa tao.” “Giỡn thôi! Tại đó giờ mày đâu nghiêm túc bao giờ. Tao nghĩ mày đang yêu rồi.” “Yêu?” Đêm đó, tôi thức trắng đêm chỉ để search trên mạng mấy thứ linh tinh như: “Cảm giác khi yêu là gì?” “Bao nhiêu tuổi thì nên yêu?” “Làm sao để biết người khác thích mình?” “…..” Từ lúc anh Thành ra nước ngoài, căn nhà trở nên vắng lặng thiếu đi tiếng nói cười. Ông chủ La bình thường rất ít khi ở nhà, công việc bận rộn, lịch công tác dày đặc, quanh đi quẩn lại chỉ có bà vú và gia đình tôi mà thôi. Một tháng trôi qua nhanh chóng, mỗi ngày tôi đều ngóng trông tin tức về cuộc sống của Tân Thành qua lời ông chủ kể. Rằng anh vẫn đang rất ổn, thành tích học tập vượt xa sự mong đợi, ông chủ nói ngay sau khi kì học kết thúc, anh Thành sẽ có thể trở về nhà nghỉ ngơi. Mùa hè tới, cũng là lúc kì học kết thúc. Tân Thành đáp ngay chuyến bay về từ sáng sớm. Tiếng xe taxi dừng ngay trước cửa, chuông vang lên và một giọng nói thân quen đã lâu không nghe: “Na Vy, anh về rồi!” Từ trong nhà tôi chạy ùa ra như chú chim sẻ vừa xổ lồng, vẻ mặt mừng rỡ không giấu tí phần trăm cảm xúc nào: “Anh về rồi à!” “Đúng, anh lại về với em rồi. Anh nhớ em lắm.” Tân Thành tiến sát lại ôm lấy tôi. “Nhớ em thật sao?” “Phải!” “Nhưng, em đâu có nhớ anh đâu. Em nhớ quà của em thôi!” Tân Thành vừa nghe xong câu nói đó, mặt liền buồn rười rượi: “Na Vy! Em nói vậy không sợ anh buồn sao?” “À ừm, là em nói giỡn đó. Anh dễ tin người thật.” “Anh chỉ mắc lừa mỗi em thôi.” Tân Thành cười thẹn thùng nói. “Quao, anh đi học bên Tây về rồi cũng biết cách nói chuyện ghê đó! Anh mau vào nhà đi. Em đã cất công làm mấy món anh thích trong lúc chờ anh về.” Tôi kéo phụ vali anh Thành vào nhà, chúng tôi vừa đi vừa nói chuyện: “Em không bỏ cái gì vô đó chứ?” “Sẽ không đâu, nhìn mắt em nè.” “Mắt em bị sao à?” “Không phải, mắt em rất sáng, rất rõ, không nhìn nhầm bột ngọt, đường hay muối đâu.” “Em còn để bụng chuyện đó sao?” Tân Thành giọng trầm xuống. “Là ghi nhớ không phải để bụng. Anh xem anh kìa, từ lúc nào lại nhạy cảm quá vậy.” “Ummm! Em đoán xem.” “Không đoán được.” “Là, từ lúc xa em đó.” “Gớm quá! Nói chuyện không đàng hoàng.” Tôi vội đi nhanh lên phía trước để Tân Thành không đuổi kịp. “Anh nói gì không đàng hoàng?” Tân Thành chạy lên phía trước chặn hỏi ngược lại. “Tự anh hiểu đi!” Tôi ngập ngừng trả lời rồi bỏ đi . Tối hôm đó, ba chúng tôi cùng mở bàn tiệc chào mừng Tân Thành trở về. Những kí ức thân quen chợt ùa về, cứ như thời gian đang quay chậm lại để ngồi xem chúng tôi cười đùa với nhau: “Mày biết không, nhà này chắc mỗi con Na Vy trông mày về nhất.” “Anh này, sao lại nói em như thế!” Tân Thành nhìn tôi rồi mỉm cười nói: “Vậy mà hồi sáng có người lại nói chỉ nhớ quà thôi.” “Gượng chết đi được, anh hai không chọc em thì không sống yên ổn được hả?” Ánh mắt tôi nhìn anh hai như muốn đánh cho anh ấy một trận. “Tao chỉ nói sự thật, chứ thêm bớt gì đâu.” Tân Thành chợt đứng lên đi vào trong nhà lấy ra một chiếc túi thật to. “Đây là quà của anh Cường.” “Wow! Đúng ý anh luôn, đôi Nike trắng này anh ngắm ngía lâu rồi. Mà…làm sao Thành biết?” “Lần nào đi mua đồ với anh, anh đều ngắm đôi này rất lâu.” “Tinh ý, xứng đáng làm em rể anh.” “Sao anh lại nói bừa rồi.” Tay tôi đánh nhẹ vào vai anh hai một cái, chỉ muốn anh ấy thôi ngay cái suy nghĩ. “Thằng Thành có phản ứng gì đâu sao mày phản ứng mạnh vậy. Nó còn cười như nhặt được vàng kìa.” “Còn quà em đâu?” Tôi đưa tay ra phía Tân Thành, đòi quà anh ấy. “Anh quên rồi.” Mặt Tân Thành tỉnh bơ như không chút tội lỗi gì. “Haha! Này nó bí xị rồi.” Anh hai cười lớn với giọng hả hê. “Quên? Sao anh lại quên?” “Thứ em dặn bên ấy anh tìm không có, lu bu việc học nên anh quên.” Tôi thoắt quay sang anh hai đang ôm bụng cười lăn ra bàn, đúng là không biết nhặt cái mặt bỏ vào đâu, anh hai bình thường rất thích trêu chọc tôi, kì này hay rồi vừa khéo được một màn kịch hài tha hồ thưởng thức. “Em mệt rồi, em ngủ đây. Hai người tự dọn dẹp đi.” Cứ như vậy tôi đùng đùng bỏ đi, mặt hằm hằm như phát nổ, tiến thẳng một mạch về phòng, để lại hai người họ trong cơn say bí tỉ. Thật tình tôi có chút ghen tị với anh hai mình, vì lúc nào Tân Thành cũng ưu tiên anh ấy trước hơn cả tôi, chẳng hề quan tâm cảm xúc của tôi thế nào. Nhưng suy cho cùng, anh hai tôi mới là người Tân Thành quý mến nhất từ nhỏ tới lớn. Việc gì Tân Thành cũng chỉ nghe anh hai tôi khuyên bảo. Riết, người ngoài nhìn vô còn tưởng Tân Thành mới là em ruột của anh hai. Mỗi lần đi chung với họ tôi toàn bị ra rìa, cứ như vật cản đường hay cái vách tường giữ hình ảnh cho hai người họ. Thật là một mối lương duyên “định mệnh”, chỉ muốn khóc trong lòng mà thôi.
Free reading for new users
Scan code to download app
Facebookexpand_more
  • author-avatar
    Writer
  • chap_listContents
  • likeADD