Chương 3: Chỉ phúc vi hôn

1161 Words
Lưu gia còn có một đại tiểu thư tên Lưu Uyển Dư, là con nuôi được phu phụ Lưu gia nhận nuôi ở một miếu nhỏ trên núi. Năm đó phu phụ Lưu gia cũng đã lớn tuổi, cứ nghĩ cả hai sẽ không thể có hài tử nên họ quyết định nhận một hài tử làm con nuôi.  Phu phụ Lưu gia vẫn luôn hành thiện tích đức, trong một lần đi quyên góp xây lại một ngôi miếu trên núi, hai người gặp được Lưu Uyển Dư bị bỏ rơi trước cổng ngôi miếu, thấy có duyên phận với nhau nên họ đã nhận nàng ta làm con nuôi. Thật không ngờ một năm sau Lưu phu nhân lại mang thai Lưu Uyển Đình làm một nhà Lưu gia vô cùng mừng rỡ. Lưu Uyển Dư tướng mạo cũng được xem là cực phẩm nhưng tư chất lại không có gì nổi trội còn là con nuôi của Lưu gia nên ít nhiều vẫn không được người khác coi trọng. Từ khi Lưu Uyển Đình ra đời thì Lưu Uyển Dư càng như một cái bóng trong Lưu gia, vô cùng mờ nhạt, thậm chí có người còn không biết Lưu gia có một vị đại tiểu thư tên Uyển Dư. Mọi rắc rối bắt đầu trong một lần Lưu lão gia nói chuyện hôn sự với Tô di nương đã bị Lưu Uyển Dư nghe được, lúc đó Lưu Uyển Dư mười tuổi đã hiểu chuyện, cộng thêm việc Lưu Uyển Dư cũng có ý với Tân Bác Văn nên từ đó Lưu Uyển Dư tự suy diễn bản thân là thê tử tương lai của Tân Bác Văn. Lúc đến tuổi cập kê Lưu Uyển Dư có hỏi Lưu lão gia khi nào Bác Văn sẽ cưới mình làm Lưu lão gia vô cùng khó xử. Bây giờ lại biết được Lưu Uyển Đình cũng có ý với Tân Bác Văn, Lưu lão gia lại càng không biết phải xử lý thế nào mới tốt. Lòng bàn tay cũng là thịt mu bàn tay cũng là thịt, bên nào đau lòng ông cũng sẽ không dễ chịu gì. “Bác Văn có ý với Đình nhi, Đình nhi cũng có tình với Bác Văn. Chúng ta cũng không nên chia rẽ đôi trẻ, hơn nữ nếu gả Dư nhi qua đó chưa chắc Dư nhi đã có được hạnh phúc. Chuyện này lão gia hãy để thiếp nói chuyện với Dư nhi.”  Tô di nương hiểu nỗi khổ của Lưu lão gia nên cũng ra sức giãy bày đối sách. Hai người họ đã bàn với nhau sau khi gả Lưu Uyển Đình đến Tân gia sẽ tìm cho Lưu Uyển Dư một mối hôn sự khác, nhất định cũng là con nhà gia thế, hồi môn cũng sẽ chuẩn bị nhiều thêm mấy phần, không để cho Lưu Uyển Dư cảm thấy tủi thân. Sáng sớm ngày hôm sau Tô di nương dẫn hai nha hoàn cầm theo một số đồ trang sức đắt đỏ đến viện của Lưu Uyển Dư. Trang viện có tên là Cẩn Mai Viên vì trong viện có trồng rất nhiều loài hoa mai khác nhau, đây là loại hoa mà Lưu phu nhân lúc sinh thời thích nhất.  Cẩn Mai Viên được phu phụ Lưu gia xây riêng cho hài tử tương lai của bọn họ, từng vật dụng, từng cành cây, từng ngóc ngách trong viện đều do đích thân Lưu phu nhân một tay bày trí. Lúc nhận nuôi Lưu Uyển Dư bọn họ đã để nàng ta sống trong Cẩn Mai Viên, sau này dù có sinh ra Lưu Uyển Đình thì Lưu lão gia vẫn để cho Lưu Uyển Dư sống ở đó còn Lưu Uyển Đình thì đến một tòa viện khác nhưng không lớn và không đẹp bằng bằng Cẩn Mai Viên. Có thể thấy lúc phu phụ Lưu gia nhận nuôi Lưu Uyển Dư đã xem nàng ta như nhi nữ thân sinh và có bao nhiêu yêu thương người nhi nữ này. Tuy nói Tô di nương và Lưu Uyển Dư là người một nhà nhưng thực tế bọn họ lại không có chút quan hệ thân thuộc nào với nhau, Lưu Uyển Dư cũng xem thường thân phận di nương của Tô thị nhưng ngoài mặt vẫn là một mực cung kính. Từ xa đã thấy bóng người, Lưu Uyển Dư liền đi ra đến cửa viện nghênh đón Tô di nương, hai người nói khách sáo với nhau vài lời rồi cùng đi vào trong viện. Tô di nương ngồi xuống ghế, uống một hớp trà nha hoàn vừa mang lên rồi từ tốn nói: “Chuyện hôn sự với Tân gia chắc con cũng biết rồi, ta cũng không nhiều lời. Bác Văn và Uyển Đình tâm đầu ý hợp, con cũng thấy Bác Văn tuổi cũng đã lớn nhưng nguyện đợi Uyển Đình đến ngày cập kê mới sang nhà cầu thân, con là người hiểu chuyện ta nghĩ con cũng sẽ chúc phúc cho muội muội đúng không?” Tô di nương nói xong lời cần nói thì im lặng dò xét thái độ của Lưu Uyển Dư. Nhưng không ngờ Lưu Uyển Dư không có vẽ gì là buồn bã còn tươi cười đáp lời: “Di nương sao lại hỏi vậy, Uyển Dư đương nhiên sẽ chúc phúc cho muội muội và Bắc Văn ca. Hai ngươi họ hạnh phúc Dư nhi cũng đã mãn nguyện rồi.” Vốn dĩ sợ Lưu Uyển Dư phản đối nên Tô di nương đã soạn sẵn một ngàn tám trăm câu khuyên nhủ an ủi Lưu Uyển Dư nhưng không ngờ tới nàng ta lại đột nhiên lại hiểu chuyện như vậy làm Tô di nương cũng được một phen vui mừng. Tô di nương mặt mày hớn hở cười nói: “Thực tốt quá, Dư nhi thật hiểu chuyện. Vậy chuyện này ta sẽ bẩm lại với lão gia, cuối tháng này sẽ để hai đứa nhỏ thành thân.” Trước khi ra về Tô di nương đã tặng tất cả các hộp trang sức quý giá cho Lưu Uyển Dư, nàng ta cung kính đa tạ rồi tiễn Tô di nương đến tận cửa. Khi bóng hình Tô di nương đã đi khuất sau hòn non bộ Lưu Uyển Dư mới không cầm được uất ức mà rơi lệ, chiếc khăn tay thêu hình hoa mẫu đơn cũng bị vò đến không ra hình dạng gì, gương mặt đầy căm phẫn, nằng ta nghiến răng lẩm bẩm: “Dựa vào cái gì, ta yêu Bác Văn nhiều năm như vậy, đợi lâu như vậy vẫn là không có được. Chúc hai người bọn họ hạnh phúc?”. Lưu Uyển Dư cười trong nước mắt đau khổ nói: “Ta chúc hai người sinh ly tử biệt, mãi mãi không được ở bên nhau.”
Free reading for new users
Scan code to download app
Facebookexpand_more
  • author-avatar
    Writer
  • chap_listContents
  • likeADD