bc

Năm Ấy Sóng Vỗ Ngay Mạn Thuyền

book_age12+
8
FOLLOW
1K
READ
mistress
tragedy
sweet
bxg
lighthearted
betrayal
school
teacher
like
intro-logo
Blurb

Tuyết Mai thường dành thời gian rảnh rỗi để nhìn ngắm những dòng sông ở Sài Gòn. Cô muốn gửi gắm lời nguyện cầu thinh lặng để khi sông tìm ra đến biển sẽ trao cho tình yêu đẹp đẽ và đầy luyến tiếc của cô ở nơi xa xăm đầy hương gió mặn.

“Anh có còn nhớ kỷ niệm ngày đầu tiên bên nhau của hai chúng ta như thế nào không?”

“Năm ấy sóng vỗ ngay mạn thuyền, chẳng hiểu vì sao lại trôi vào nhau rồi lưu luyến đến tận bây giờ.”

chap-preview
Free preview
DỮ DỘI
Cần Giờ đang bước đến những tháng cuối năm đầy nắng gió. Mùi biển mặn nồng tràn trong không khí với những hương vị lạ lùng khiến cho mọi người chuẩn bị trăn trở với những công việc cuối năm vẫn còn dở dang trong năm nay. Những ngày gần đây, bọn học sinh cấp ba đã bắt đầu đến trường. Thỉnh thoảng trên những con đường thoáng đãng ngập bóng cây của Cần Giờ lại ẩn hiện những dáng hình học sinh áo trắng ngẩn ngơ. Những bãi biển dọc dài của Cần Giờ vẫn giữ được nét nguyên sơ như một người con gái lặng thầm, bí ẩn của chốn hoang sơ. Từ phía xa xa những hàng bần, hàng đước trơ mình với sóng biển bạc đầu và bãi cát ngập ánh phù sa. Thế nhưng trái ngược với vẻ ngoài xinh đẹp diệu kỳ của quang cảnh nơi đây thì tại nhà bà Trâm mọi thứ đang dần trở nên náo loạn và ồn ào hơn rất nhiều. Căn nhà không hề nhỏ nằm hướng mặt ra bãi biển ngay tại khu công viên 30 tháng 4. “Đừng nói nhiều vô ích! Hoặc là tiếp tục đi học! Hoặc biến ra khỏi cái nhà này!” Giọng nói dữ tợn như cơn sóng thần của bà Trâm ngân lên như một hồi chuông báo tử đối với Văn Đức. Một cảnh tượng gà bay chó chạy diễn ra trong căn nhà này như một nếp sinh hoạt đáng yêu đến mức không ai có thể chịu nổi. Hàng xóm xung quanh cũng đã quá quen với những gì diễn ra trong nhà bà Trâm, họ cho rằng gia đình bà còn náo nhiệt hơn cả những show diễn tạp kỹ ăn khách trên truyền hình. Bà Trâm la hét rần rần từ trong nhà ra đến ngoài sân. Mọi chuyện bắt đầu từ đứa con trai út trong nhà tên Văn Đức. Và hầu như mọi chuyện ồn ào quanh năm cũng đều khởi nguồn từ cậu. Tính đến ngày hôm nay thì Văn Đức đã nghỉ học hơn ba ngày, không bệnh tật, không lý do cụ thể, chỉ nằm ườn trên giường phơi thây như cá muối khô. Bà Trâm chán nản nhìn thằng con trai út của mình mà trong lòng nhốn nháo một cách khó chịu. Bà tự hỏi ông Trời tại sao lại cho bà hoài thai một tảng đá xanh cứng đầu cứng cổ dù có dùng dùi đục, roi quật thì cậu vẫn không hề hấn gì. Bà Trâm than trách câu nói của ông bà ngày xưa để lại về quan điểm 'dạy con từ thuở còn thơ' nhưng đối với Văn Đức trường hợp này lại hoàn toàn khác. Bà Trâm và chồng đã dạy dỗ Văn Đức bằng mọi cách từ lúc cậu còn nhỏ cho đến bây giờ nhưng sự cố chấp cứng đầu của Văn Đức không hề thay đổi. Cho dù hai ông bà có dùng đòn roi hay lời ngon tiếng ngọt thì vẫn không thể tác động được cậu. Mỗi lần đối diện với Văn Đức thì bà chẳng thể nào bình tĩnh được, đến mức chỉ cần một động thái dù rất của cậu cũng có thể khiến bà tăng huyết áp ngay lập tức. Và hôm nay cũng như thế dù bà đã uống trước một viên thuốc để điều hòa huyết áp trước khi day dỗ với con trai mình. Đây không phải là lần đầu tiên bà bị cao huyết áp khi nói về chuyện học hành của Văn Đức. Bà Trâm nhìn lại khoảng thời gian của Văn Đức mà trong lòng cảm thấy khó chịu nhộn nhạo vô cùng. Cậu có một thành tích khá đáng nể khi đi học trễ hai năm, ở lại lớp một năm… chỉ vì lười biếng, không hứng thú cắp sách đến trường với bạn bè. Hai vợ chồng bà đã luôn dành mọi tâm huyết để dạy dỗ cậu nên người nhưng cuối cùng kết quả cũng chẳng đạt được là bao nhiêu. Bà Trâm có cảm giác nếu hai vợ chồng giao tương lai, sản nghiệp của gia đình cho Văn Đức thì chẳng khác nào huỷ hoại mọi thứ. Bà chỉ trách ông Sang, người chồng chiều con đến mức nhu nhược của bà mà thôi. Nếu không phải ông luôn chen ngang vào những lần bà dạy dỗ Văn Đức thì chẳng bao giờ có ngày hôm nay. Ấy vậy mà ông Sang lại cho rằng bà Trâm quá cứng rắn không đủ mềm mại để uốn nắn cậu. Mặc cho bà Trâm cứ dấp dứ cây roi mây to bản được gộp lại từ bốn cây roi mây nhỏ về phía Văn Đức thì cậu vẫn hồn nhiên nằm sấp trên giường gỗ. Vẻ mặt đáng sợ như hộ pháp của bà Trâm cũng không thể ảnh hưởng đến tâm trạng của Văn Đức, bà không hiểu vì lý do gì mà cơ thể cậu gần như đã tiến hóa để vô cảm với những trận đòn roi ác liệt từ bà Trâm. Văn Đức thở dài, uể oải vươn vai ngáp, bất thình lình bà Trâm vụt mạnh tay khiến cho cây roi mây quất thẳng vào mông cậu. Văn Đức la oai oái, cậu đau đến mức ứa cả nước mắt. Ngày cả bà cũng xót cả ruột khi nghe âm thanh chát chúa vang lên kèm với tiếng thét vang của Văn Đức. Làm cha mẹ ai mà không đau xót cho con cái của mình nhưng bà kiên quyết phải làm một trận thật lớn để chấn chỉnh cậu lại. Bà Trâm vừa định xuống tay thêm một lần nữa thì ông Sang đã xuất hiện ngăn cản. Ông từ bên ngoài chạy vào tận trong nhà rồi trỏ tay vào mặt bà Trâm với dáng vẻ hậm hực khó chịu: “Dừng lại đi! Đến cả con chó con mèo trong nhà bà còn không đánh mà tại sao cứ nhắm vào nó hoài vậy?” “Ông dạy được nó thì cứ dạy! Tôi mệt rồi! Lì như đá xanh lót đường! Đã ba ngày rồi nó không chịu đến trường. Nó không học hành thì lấy đâu ra tiến bộ để rồi sau này tự nuôi lấy bản thân nó. Tôi đánh nó cũng là vì muốn nó đàng hoàng hơn. Còn ông suốt ngày cứ ngăn cản, chiều riết sinh hư.” Bà Trâm ném cây roi mây xuống đất rồi đi thẳng vào trong phòng để lại hai cha con ông Sang - Văn Đức ở phòng khách. Một vài người giúp việc đi ngang nhìn thấy bà Trâm đã biến mất nên vội vội vàng vàng đem dầu xanh ra đưa ông Sang để ông thoa cho Văn Đức. Bọn họ là người giúp việc trong nhà nhưng cũng cảm thấy xót xa giùm cho Văn Đức mỗi lần cậu bị bà Trâm đánh. Nói như thế không đồng nghĩa với việc bà Trâm cũng gây khó dễ với người khác. Từ trước đến nay, hai vợ chồng bà Trâm và ông Sang nổi tiếng ở đất Cần Giờ là những người chủ cả tốt bụng, ngay cả việc tranh cãi với hàng xóm cũng là chuyện hiếm nhưng danh tiếng dạy con như kỷ luật quân đội của bà Trâm thì ai cũng biết. Ông Sang thở dài thoa dầu vào mông Văn Đức. Cậu ngỡ rằng đã thoát được kiếp nạn lần này nên sau khi ngoảnh đầu nhìn xung quanh không còn thấy bóng dáng bà Trâm thì bất ngờ nhe răng cười với ông Sang. Thế nhưng ông không hề vui vẻ gì ngược lại còn mạnh tay vỗ lên mông Văn Đức khiến cậu giãy nãy kêu gào. Ông Sang nhẹ nhàng nói với Văn Đức: “Đi học đi! Nghỉ bao nhiêu đó là đủ rồi! Con còn muốn khiến mẹ mệt mỏi thêm hay sao? Trong nhà này, chuyện ngoài thì có anh Hai con lo, chuyện trong thì có mẹ con lo, công ăn việc làm thì cha lo. Chỉ còn có mỗi con là chưa nên người. Con phải học cho có cái bằng, cái nghề với người ta, lúc đó thì con mới tự chủ được. Nghe lời cha nha.” Ông Sang trút hết tâm sự với Văn Đức. Ông là vậy, hiếm khi nào mắng chửi hay đánh đập con cái, chỉ nhẹ nhàng dùng lời nói để khuyên nhủ thuyết phục. Văn Đức trầm ngâm hẳn, cậu nhìn ông Sang rồi thở dài, gật đầu ngoan ngoãn dù trong lòng cậu chẳng muốn đi học chút nào. Cậu chỉ thích vui vẻ thong dong trên biển cả dài ngày như anh trai Văn Tài. Không một đứa con trai vùng biển nào mà không đam mê khám phá vẻ đẹp của biển. Sau khi ông Sang vào phòng an ủi bà Trâm thì cậu cũng lẻn ra ngoài bờ đá ở công viên thị trấn mà ngồi ngắm nhìn sóng biển. Những cơn sóng nhè nhẹ vỗ vào bờ cát vàng có lẫn một chút phù sa tạo nên một mảng màu vàng nâu xen lẫn đầy đặc trưng của khu vực này. Làn gió thổi bồng vào trong mái tóc của Văn Đức đậm mùi vị biển cả khiến cho cậu thoải mái dễ chịu vô cùng. Văn Đức từ lâu đã không hề thích thú với những chuyện liên quan đến học hành, kinh doanh hay đại loại như thế. Cậu luôn mơ ước được lướt trên mặt biển, xông pha trên những chuyến hải trình dài hạn, tìm đến nơi tận cùng của ánh dương để rồi khi trở về với đất liền sẽ được hát khúc ca khải hoàn với kho báu vô tận của biển cả. Trong lòng Văn Đức mơ hồ nghĩ đến viễn cảnh một ngày nào đó cậu sẽ là thuyền trưởng hiên ngang cầm chắc bánh lái trong tay vượt ra tận khơi xa để hoàn thành những chuyến hải trình của nắng gió bao la. Thế nhưng mỗi lần cậu bày tỏ ý muốn của bản thân thì cha mẹ cậu không ngần ngại gạt bỏ nhanh chóng. Đối với hai người họ thì cậu vẫn còn quá nhỏ để có thể hiểu được thế nào là điều quan trọng. Cũng như cha mẹ Văn Đức cũng không thể gán ý nguyện của họ vào cuộc đời của cậu. Chính vì thế mà mối bất hoà giữa Văn Đức với mẹ cậu ngày càng trở nên sâu sắc hơn nhiều. Văn Đức chợt nhớ đến Văn Tài, người anh trai mà cậu luôn kính nể và yêu thương. Từ lúc nhỏ, anh luôn là người chăm sóc, bảo vệ cậu trước những đứa trẻ hàng xóm khác. Anh còn hy sinh cả ước mơ trở thành giáo viên để lao ra đầu sóng ngọn gió kiếm tiền trang trải chi phí cho gia đình thời điểm khó khăn. Bây giờ, gia đình của cậu đã là chủ quản một công ty nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản có tiếng ở Cần Giờ nhưng anh ấy vẫn không quên nhiệm vụ. Mỗi chuyến hải trình của anh kéo dài một hai tháng, đôi lúc đến tận ba tháng mới trở về đất liền. Nhiều lúc Văn Đức cảm thấy số phận của hai anh em cậu dường như trái ngược nhau. Văn Đức cảm thấy tiếc nuối cho số phận của hai anh em quá trớ trêu nhưng thời điểm này thì cậu chưa đủ lớn để có thể thay thế Văn Tài và anh cũng không còn trẻ để bắt đầu lại việc học. Văn Đức đã nhiều lần đề nghị Văn Tài nên dành thời gian cho bản thân nhiều hơn nhưng anh chỉ cười thật buồn rồi nói rằng bản thân anh đã gắn liền với con thuyền và sóng biển. Dù muốn hay không thì cuộc sống ngư phủ đã ám lấy định mệnh anh. Văn Tài từng nói với Văn Đức một câu khiến cho cậu ám ảnh đến tận bây giờ, đó là: "Đôi lúc cuộc đời này có những ngã rẽ mà khi em bước vào mới nhận ra rằng bản thân đã đi trên một con đường đã được sắp đặt sẵn. Đó có thể là duyên, là nợ, là số phận, là định mệnh của mỗi con người." Đang ngồi thẫn thờ nhìn ra phía chân trời nơi những ngọn sóng đang gợn lên một vũ điệu ồn ã cùng với những cây bàng đang dần trơ trọi lá vì gió biển. Văn Đức tự hỏi rằng định mệnh của cậu là gì và nó còn đang ở đâu. Văn Đức tự mỉm cười đầy ngu ngơ, cậu cho rằng định mệnh của mỗi người đều phụ thuộc vào chính bàn tay của họ cho nên không một ai có thể ngăn cản được cậu thực hiện mơ ước của đời mình. Bất thình lình, một bàn tay từ phía sau vỗ mạnh lên vai của Văn Đức khiến cho cậu suýt nữa lao sầm xuống bãi cát. Văn Đức chau mày, lầm bầm chửi rủa khi nghe thấy giọng cười quen thuộc: “Mày trốn học đủ rồi nha! Muốn khỏi tốt nghiệp hay gì?” “Chuyện của tao, không cần mày quan tâm đâu!” Văn Đức quay lại nhìn thằng bạn chí cốt - Minh Trí. Nó là đứa ngốc nghếch nhất thị trấn khi liều mình chơi thân với cậu từ lúc nhỏ cho đến giờ. Dù sao cũng dễ hiểu, nơi đây thì có được bao nhiêu người để kết bạn ngoại trừ những con người nhỏ bé chật vật sinh sống hàng ngày. Nếu như Văn Đức sở hữu một nét đẹp rắn rỏi, bụi bặm có chút gì đó tinh nghịch đến mức ranh mãnh thì Minh Trí lại có vẻ đẹp hiền hoà, khờ khạo đúng chuẩn những cậu trai ngốc nghếch dễ dàng bị ảnh hưởng bởi người khác. Suốt mấy năm trời chơi chung với nhau mà Minh Trí vẫn cứ ngô nghê như thế, chẳng bao giờ học được tính cách thông minh, lanh lợi của Văn Đức. Thậm chí việc đi học trễ hai năm, ở lại lớp một năm của Minh Trí cũng hoàn toàn giống với cậu, đôi lúc ông Sang bà Trâm hay nói đùa với cha mẹ Minh Trí rằng nó với cậu mới thực sự là hai anh em.  Minh Trí ngồi xuống bên cạnh Văn Đức, nhẹ nhàng nói với cậu: “Tại mày là bạn tao nên tao mới quan tâm. Chứ có ai khùng đi quan tâm chuyện người lạ đâu? Đi học đi, nghe nói trường sắp có giáo sinh, mày không chịu đi học thì giáo sinh với giáo viên chủ nhiệm sẽ đến tận nhà đó. Phiền phức lắm!” “Có giáo sinh à? Tao cứ tưởng cái chỗ quỷ tha ma bắt này không ai thèm về chứ?” Văn Đức nhìn Minh Trí rồi bật cười. Lần đầu tiên trong cuộc đời học sinh của Văn Đức, cậu nghe rằng có giáo sinh về trường cậu thực tập. Chuyện này cũng khá bất ngờ vì từ trước đến giờ nơi đây tương đối xa xôi vì nằm ở mũi Cần Giờ, điểm cuối cùng của huyện đảo này. Cho nên hiếm có ai chịu về đến tận đây để thực tập. Thông tin này giống như một cơn gió mới mẻ, tưới mát sự nhàm chán của Văn Đức. Cậu bỗng nhiên lại có thêm chút hứng thú nhỏ nhoi đối với việc cắp sách đến trường. Minh Trí xù lông, cáu gắt với Văn Đức và bắt đầu giở giọng như một trò hề: “Mày điên sao? Dù gì chúng ta cũng là dân Sài Gòn nha! Trai Thành phố nha!”  Lúc nào Minh Trí cũng tự nhận bản thân là trai Sài Gòn, trai Thành phố, nghĩ thì cũng đúng. Cần Giờ là huyện đảo của Sài Gòn và đó là điều không ai có thể chối cãi nhưng nếu nói rằng Minh Trí là trai Thành phố thì cần phải xem xét nhiều khía cạnh liên quan. Văn Đức nhìn gương mặt khờ khạo của Minh Trí mà lắc đầu chán chường, cả hai phì cười rồi im lặng nhìn ra biển. Văn Đức bỗng nhiên thở dài nói với Minh Trí rằng một ngày nào đó, cậu sẽ lái thuyền ra biển chứ không chịu nằm yên chôn chân nơi đây. Cậu muốn được nằm trong khoang thuyền, lắng nghe tiếng sóng vỗ mạn thuyền ru giấc ngủ. Minh Trí cho rằng ước mơ của cậu quá đỗi bình thường và ích kỷ. Nó nói anh Văn Tài đã phải từ bỏ niềm hy vọng của bản thân để trở thành một thuỷ thủ thì ít nhất Văn Đức cũng đừng nên phí hoài tương lai như thế. Đây chính là một chướng ngại rất lớn đối với cậu, hơn ai hết cả hai anh em đều hiểu rõ sự hy sinh và ý nguyện của hai anh em đều không hề khả thi đối với người còn lại. Văn Đức im lặng như mặt biển lúc đứng gió, cậu nằm xuống bãi cát xoay mặt về phía những chiếc thuyền thúng đang phơi nắng. Minh Trí vẫn cứ ngồi nói huyên thuyên như một cái radio bị hư vang lên rì rầm hòa theo nhịp sóng biển vỗ về giấc ngủ. Văn Đức thầm mong Văn Tài mau chóng trở về đất liền. Cậu trằn trọc với những suy nghĩ miên man về tương lai cũng vô định như chân trời đang lấp lánh ánh sáng bàng bạc của biển. Đôi lúc, Văn Đức chỉ muốn đặt chân lên thuyền để rồi ra khơi xa nhưng không hiểu sao cậu không thể càng không dám làm theo những gì con tim thao thức thúc giục. Sáng hôm sau, Văn Đức tự giác đến trường mà không cần bất cứ lời chửi rủa nào của bà Trâm. Điều này khiến cho ông Sang rất tự hào và cả bà Trâm cũng bất ngờ không kém. Ông nói với bà nên dịu dàng thì có lẽ Văn Đức sẽ biết vâng lời. Đáp lại lời khuyên của ông chính là sự cay nghiệt trong ánh mắt của bà khiến ông im lặng không dám nói thêm gì nữa. Từ trước đến giờ căn nhà đều như thế, chẳng một ai dám làm điều gì quá phận hay vượt mặt bà Trâm, đặc biệt là ông Sang. Ông chấp nhận mang tiếng sợ vợ để có thể giữ yên nếp nhà. Mà ông Sang cũng biết rõ bản thân chẳng thể thắng nổi bà Trâm. Văn Đức được Minh Trí đón đến trường trên chiếc xe đạp còm cõi tưởng chừng như rên rỉ suốt quãng đường từ nhà đến trường. Văn Đức nhiều lần khuyên Minh Trí nên cho chiếc xe đạp này nghỉ ngơi nhưng bản tính keo kiệt của nó không bao giờ để yên bất cứ thứ gì. Cậu nói mãi đâm ra cằn nhằn không khác gì bà Trâm. Chiếc xe vòng vèo đi khắp mọi con đường, may mắn là đường vắng nên không ai chú ý hai thằng con trai đang ngồi trên chiếc xe đạp rên rỉ như bà lão thấp khớp. Cả hai vừa đi thẳng vào trường thì suýt nữa đã đâm sầm vào một giáo sinh đang loay hoay chỉnh lại tà áo dài màu hồng phấn nhạt. Đập vào mắt của Văn Đức chính là gương mặt nhỏ nhắn, ửng chút hồng của cơn gió biển Cần Giờ mới chạm vào. Cậu nhìn vào tấm thẻ trên ngực áo, cô tên là Tuyết Mai giáo sinh thực tập ở ngôi trường này. Gương mặt của Tuyết Mai trong phút chốc đã khiến cho nhịp tim của Văn Đức hụt hẫng vài giây, cậu thầm hỏi bản thân liệu rằng cảm giác kỳ quái đang lâng lâng trong cơ thể có phải là thứ mà người ta hay gọi ‘yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên’ hay ‘tình yêu sét đánh’ không. Chẳng một ngôn từ nào có thể lý giải được cảm xúc lúc này của Văn Đức. Chưa bao giờ cậu gặp người con gái đang đứng trước mặt mình. Cô nở một nụ cười nhỏ nhẹ như đóa hoa phong ba trong ngày nắng sớm. Cả hai nhìn nhau hồi lâu. Một đứa học sinh gần đấy nói thầm vào trong tai cô. Tuyết Mai khẽ chau mày, đôi môi chuyển động lả lướt như một con sóng bạc đầu lạ lùng thầm thì thứ thanh âm đầy mê hoặc của biển cả: “Em tên là Văn Đức có đúng không?” Cậu gật đầu, cố gắng tạo ra hình ảnh chuẩn mực, đáng yêu của một cậu học sinh ngoan ngoãn thế nhưng lại nhận được một đáp án phũ phàng như sóng biển ập vào mặt: “Lên phòng giáo viên đợi cô làm việc.”

editor-pick
Dreame-Editor's pick

bc

Hoa Hồng Và Quái Vật

read
1.4K
bc

Cô Vợ Lo Xa Của Doãn Tổng

read
22.4K
bc

Cứ ngỡ chỉ là gặp gỡ

read
1.4K
bc

Nợ Em Ngàn Lời Xin Lỗi

read
1K
bc

Sugar Baby Của Tổng Tài

read
7.2K
bc

Mùa hoa gạo nở

read
1K
bc

Khẽ chạm vào anh

read
3.1K

Scan code to download app

download_iosApp Store
google icon
Google Play
Facebook